Kỳ lạ vụ án trộm bò của... chính mình vẫn bị tuyên 9 tháng tù


Thứ 5, 06/10/2016 | 11:49


(ĐSPL) - Vì có một phần đóng góp cả tiền bạc và công sức trong việc nuôi con bò nên Cường đã mang bò đi bán. Tuy nhiên, bị cáo Cường vẫn bị kết án 9 tháng tù mặc dù đang

(DSPL) - Vì có một phần đóng góp cả tiền bạc và công sức trong việc nuôi con bò nên Cường đã mang bỏ đi bán. Tuy nhiên, bị cáo Cường vẫn bị kết án 9 tháng tư mặc dù đang có nhiều tình tiết chưa được làm rõ.

Trộm bò bán để lấy tiền đi chơi

Tại phiên tòa sơ thẩm, cả bị cáo và vợ chồng bị hại đều khẳng định, con bò có sự đóng góp tích cực cả về mặt tiền bạc và công sức chăn nuôi của bị cáo. Rõ ràng, con bò này là tài sản chung của hộ gia đình chứ không phải của riêng ai. Đáng lẽ, HĐXX cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ căn cứ quan trọng nhất này của vụ án thì mới đủ căn cứ buộc tội các bị cáo.

Song, HĐXX đã bác bỏ và cho rằng trách nhiệm chứng minh tài sản sở hữu chung này thuộc về phía bị hại và bị cáo chứ không phải trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Luật sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Danh, Đoàn Luật sư Hà Nội nêu quan điểm, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng ở huyện Duy Tiên (Hà Nam) buộc phải có trách nhiệm chứng minh con bò (là tang vật vụ án) thuộc sở hữu riêng của vợ chồng bị hại hay sở hữu chung của hộ gia đình, trong đó có bị cáo Cường, là con của vợ chồng bị hại. Chính từ việc chưa xác định được rõ ràng quyền sở hữu tang vật của vụ án dễ dẫn tới oan sai và biến thành vụ án trộm bò của chính mình.

Ông Trương Văn Chiến, bố Cường và tang vật còn bò

Qua nghiên cứu hồ sợ vụ án và xác minh thông tin, Luật sư Nguyễn Văn Thắng có đủ cơ sở để xác định, tang vật vụ án không thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng bị hại mà còn có sự đóng góp tích cực của bị cáo. Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Văn Thắng còn chỉ ra nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng, bỏ lọt tội phạm của CQCSĐT và VKSND huyện Duy Tiên trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án.

Theo bản án số 45/2016/HSST, ngày 22/6/2016 của TAND huyện Duy Tiên, do muốn có tiền tiêu xài, Trương Quốc Cường (SN 1997) nảy sinh ý định trộm cắp con bò cái của bố mẹ đẻ là ông Trương Văn Chiến mang đi bán.

Giữa tháng 3/2016, khi đang chăn bò ở cánh đồng (thôn Thụy 4, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên), Cường nói với Trương Anh Thương là đưa bò nhà mình đi bán. Đến khoảng 14h cùng ngày, khi gặp Nguyễn Đức Thành, Cường nói bán được bò thì sẽ rủ Thành đi chơi cùng.

Đến khoảng 12h ngày 22/3/2016, khi Cường đang chăn bò ở cánh đồng thì gặp Trương Anh Thương và Đỗ Quang Huy, Cường hỏi Thương: “Anh có biết chỗ nào bán được bò không?”. Do biết anh Đỗ Văn Hân có nhu cầu mua bò về chăn nuôi, nên Thương nói: “Bò bán ở đâu chẳng được, ông Hân ở Lệ Thủy đang, muốn mua bò đấy”.

Sau khi được Huy thuyết phục Thương đã nhận lời để môi giới bán bò cho cả nhóm Cường. Sau khi thống nhất xong, khoảng 23h ngày 23/3/2016, Cường về nhà kiểm tra thấy bố mẹ đã ngủ say liền đi ra chuồng bò, cởi sợi dây thừng ra rồi dắt bò ra ngã tư thôn Tường Thụy 4 gặp Huy, Thành.

Trên đường đi Huy dùng điện thoại của Cường gọi cho Thương, nói: “Chú đâu rồi, chú ra đây nhanh lên, thằng Cường nó dắt bò ra rồi”. Thương nói: “Ừ” và điều khiển xe máy (của mẹ Thương) đi ra ngã tư thôn Tường Thụy 4, xã Trác Văn.

Đi được một đoạn, thì Thương đi xe máy từ phía sau đến và nói với Huy, Thương: “Chú gọi cho ông Hân xem thế nào”, Thương nói: “Cứ dắt đi tao đi trước gọi người”.

Đến gần nhà anh Hân, Thương gọi điện cho anh Hân, nói: “Anh ngủ chưa, anh xem thế nào, thằng Huy nó đang dắt bò xuống nhà anh đấy”.

Anh Hân nói: “Sao dắt bò xuống muộn thế”. Thương nói: “Chắc là nó vừa đi đám cưới về”, anh Hân nói: “Ừ, chú cũng xuống xem bò thế nào giúp anh”… Sau đó, Thương nói với Cường: “Đưa bò cho thằng Huy dắt để tao với thằng Huy vào bán, hai thằng mày đứng ngoài đợi, bán xong tao với thằng Huy mang tiền ra rồi đi”…

Anh Hân hỏi Huy: “Thế bò mày bán bao nhiêu”. Huy nói: “Trước cháu mua mười sáu triệu, giờ cháu bán cho chú mười bảy triệu”. Anh Hân đồng ý mua và đưa trước cho Huy 2 triệu và nói: “Còn lại mai đưa thằng Thương cầm về cho vợ mày chứ”, Huy đồng ý.

Sau đó Huy cầm 2 triệu cùng Thương đi xe máy ra chở Cường và Thành đi vào Hòa Mạc. Khoảng 10h ngày 24/3/2106, Thương điều khiển xe máy đến nhà anh Hân lấy nốt 15 triệu đồng, đi lên Hòa Mạc gặp Cường, Huy, Thành rồi cùng nhau bắt taxi đi Quất Lâm (Nam Định) chơi. Toàn bộ số tiền 17 triệu Cường, Thương, Huy và Thành đã tiêu xài hết.

Sau khi ông Chiến (bố của bị cáo Cường) trình báo việc mất bò thì công an vào cuộc điều tra. Sau đó, cho rằng Cường, Thương (SN 1988), Huy (SN 1997) và Thành (SN 1998) cùng trú tại thôn Tường Thụy 4, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam bị tòa tuyên phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Trong đó, Cường 15 tháng tù; Thương, Huy 8 tháng tù và Thành 7 tháng tù.

Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm

Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Danh, Đoàn Luật sư Hà Nội nêu quan điểm: "Nếu việc truy tố, xử lý 4 bị cáo trên là đúng quy định của pháp luật thì các cơ quan tố tụng ở huyện Duy Tiên có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Bời lẽ, hành vi của vợ chồng anh Hân và chị Nga có dấu hiệu cấu thành tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, luật sư Thắng đưa ra những luận cứ thể hiện sự bất thường như sau: Thứ nhất, anh Hân có xác định được con bò có chửa hay không mà quyết định mua vào giữa đêm và mua với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường.

Mặt khác, vợ chồng anh Hân đã chuẩn bị tiền từ trước để mua bò, nhưng đêm hôm đó lại mặc cả đưa trước cho Huy 1 triệu đồng. Khi Huy năn nỉ thì vợ chồng anh Hân đưa cho Huy được 2 triệu đồng.

Thứ hai, chị Nga - vợ của anh Hân cũng tham gia vào việc mua bán tang vật của vụ án vào đêm 23/3. Sáng 26/3, chị Nga biết việc nhà ông Chiến bị mất bò rồi về thông báo với anh Hân. Lúc này, vợ chồng anh Hân đã biết rõ việc con bò đã mua là tang vật của vụ án.

Đáng lẽ, vợ chồng anh Hân phải đến công an để trình báo về vụ việc. Nhưng mãi đến gần 24h ngày 26/3, anh Hân mới gọi điện cho bố mẹ của Thương và Huy đến nói chuyện mà không trình báo tới cơ quan công an.

Thứ ba, trong hồ sơ vụ án thể hiện, là người cùng xã, anh Hân biết rất rõ về Thương từ nhiều năm trước, lại có quan hệ họ hàng. Phải chăng, khi biết nhân thân của Thương và việc Thương cùng Huy mang con bò đi bán giữa đêm khuya nên vợ chồng anh Hân mới có cuộc ngã giá và mua con bò với giá rẻ như vậy? Nếu vợ chồng anh Hân không thỏa thuận từ trước và không mua con bò này vào giữa đêm khuya thì vụ án trên đã không xảy ra?.

“Thế nhưng trong Kết luận điều tra, cáo trạng và bản án sơ thẩm số 45/2-16/HSST của TAND huyện Duy Tiên lại không hề nhắc tới vai trò của chị Nga. Các cơ quan tố tụng huyện Duy Tiên chỉ dựa vào lời khai để xác định anh Hân không phạm tội là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…”, luật sư Thắng cho biết.

Cuối phiên tòa phúc thẩm, mặc dù luật sư Thắng đã đưa ra được những chứng cứ về việc bỏ lọt tội phạm nhưng bị cáo Cường trong vụ án hi hữu này vẫn bị tuyên 9 tháng tù giam (giảm từ 15 tháng xuống 9 tháng).

Xuân Nguyễn

Xem thêm video:

[mecloud]WCMnzaWiz1[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-la-vu-an-trom-bo-cua-chinh-minh-van-bi-tuyen-9-thang-tu-a164691.html