+Aa-
    Zalo

    Kỳ thi đánh giá năng lực: Chưa thể tổ chức đại trà

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - “Để nhân rộng cách làm này ra toàn quốc lại là một vấn đề chứ không đơn giản", ông Lê Trọng Thắng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất nói.

    (ĐSPL) -  “Để nhân rộng cách làm này ra toàn quốc lại là một vấn đề chứ không đơn giản", ông Lê Trọng Thắng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất nói.

    Kết thúc kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính quy năm 2015 của Đại học Quốc gia, thí sinh và phụ huynh đều đánh giá cao. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, phương thức tổ chức thi là chỉ làm 1 bài thi để đánh giá năng lực thí sinh khoa học, giảm được áp lực thi cử cho học sinh.  Kỳ thi này cũng là bài học kinh nghiệm cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sắp tới.

    [mecloud]kjOuhCtRcG[/mecloud]

    Trên báo điện tử Đài tiếng nói VN, các chuyên gia cũng thẳng thắn nhận định, phương thức thi này chưa thể tổ chức đại trà, cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết.

    Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho biết, phương thức thi trên máy tính, đề thi theo dạng câu hỏi trắc nghiệm, thi trong 1 ca, thí sinh biết điểm sau khi kết thúc bài làm... vừa giảm được áp lực thi cử, vừa giảm chi phí cho thí sinh và gia đình so với phương thức truyền thống hiện nay.

    “Việc tổ chức như thế là hết sức khoa học, đơn giản, gọn gàng khoa học cho học sinh. Đảm bảo tính chính xác, chống được hiện tượng tiêu cực và chỉ mất công làm đề và thiết kế chương trình, sử dụng đơn giản. Học sinh đều tiếp cận được với công nghệ thông tin. Với cá nhân tôi, thấy tin tưởng được và đánh giá cao Đại học Quốc gia vì chúng ta đang đánh giá năng lực chứ không phải học thuộc lòng”, TS. Nguyễn Tùng Lâm nói.

    Một phòng thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: VOV).

    Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, bài thi đánh giá năng lực chưa thực sự tương thích với phương pháp dạy và học ở bậc phổ thông hiện nay.

    Giáo sư Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội phân tích: “Bài thi toàn diện đương nhiên sẽ toàn diện hơn là một bài thi chỉ có 3 môn hay 4 môn. Tuy nhiên, khi nó cũng tồn tại cả kỳ thi chung quốc gia và chỉ thi 3 môn hay 4 môn lại có cả thi toàn diện này tùy thuộc vào định hướng của học sinh rất nhiều. Cách dạy ở phổ thông vẫn là dạy theo khối thi. Các em nguyện vọng thi vào 1 trường kinh tế hay là xây dựng các em thi khối A, sẽ chỉ học chính mấy môn Toán, Lý, Hóa. Những học sinh quyết tâm thi vào Đại học Quốc gia sẽ học toàn diện. Cho nên, việc đánh giá toàn diện cũng chỉ đúng với một bộ phận học sinh”.

    Các chuyên gia cũng nhận định, thời điểm này chưa thể nhân rộng phương án bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. Bởi lẽ, để tổ chức phương án thi này vấn đề khó khăn nhất mà các trường gặp phải là khâu làm đề thi.

    Ông Lê Trọng Thắng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng: “Để nhân rộng cách làm này ra toàn quốc lại là một vấn đề chứ không đơn giản. Vì phải giải quyết được khâu đề. Khó nhất để có thể làm được thành công trước hết là khâu làm đề. Nếu có nhân rộng cũng mang tính chất tổ chức theo trường. Nếu tổ chức thi quốc gia chưa chắc đã hay, chắc chắn trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều yếu tố về mặt kỹ thuật phải khắc phục.

    Nếu áp dụng phương pháp này chuyển kỳ thi tốt nghiệp về cho địa phương, kết quả sẽ rất khách quan, nhẹ nhàng khâu tổ chức. Về quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đứng ra xây dựng một bộ đề chung cho toàn quốc. Hướng đó là hoàn toàn có thể xử lý được”.

    Trong chương trình thời sự (Đài Phát thanh và truyền hình Hưng Yên), ông Lê Hữu Lập, Phó Hiệu trưởng Học viện Bưu chính viễn thông nhận xét, năm nay chưa chắc Đại học Quốc gia Hà Nội đã chọn được thí sinh giỏi thực sự. Cũng theo ông Lập, tâm lý của học sinh Việt Nam là nếu có cơ hội thì nộp 20 giấy hoặc thi bao nhiêu lần cũng thi vì họ đang tìm kiếm cơ hội và đang muốn thi “nháp”, thi thử…

    Ngoài ra, các thí sinh của ngày hôm nay đã rèn rũa theo khối thi truyền thống trong 3 năm qua, nay làm bài thi tổng hợp của kỳ thi này, sẽ khó phản ánh thực chất năng lực…

    Nhà tuyển sinh của một trường ĐH top 5 ở Hà Nội đặt câu hỏi: Một kỳ thi có tới hơn 70\% thí sinh đạt từ 70/140 điểm trở lên liệu có dễ quá không, có thực sự đánh giá được năng lực thí sinh hay không?

    LINH SAN(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-thi-danh-gia-nang-luc-chua-the-to-chuc-dai-tra-a97251.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.