+Aa-
    Zalo

    Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Đề thi sử chấm dứt tình trạng học thuộc lòng

    • DSPL
    ĐS&PL Kết thúc môn thi Lịch sử, nhiều sĩ tử thở phào nhẹ nhõm vì đề không quá khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải tư duy cũng như chấm dứt tình trạng chỉ học thuộc lòng.

    Kết thúc môn thi Lịch sử, nhiều sĩ tử thở phào nhẹ nhõm vì đề không quá khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải tư duy cũng như chấm dứt tình trạng chỉ học thuộc lòng.

    Hôm nay (27/6), gần 450.000 thí sinh tiếp tục dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2018 với bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH) gồm 3 môn thi Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân.

    Theo Bộ GD-ĐT, năm nay số thí sinh đăng ký dự thi bài tổ hợp khoa học xã hội chiếm gần 50% tổng số thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia. Trong số này, có 4% thí sinh đăng ký dự thi cả bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, khoảng 11% thí sinh chỉ dự thi các môn thành phần của bài thi tổ hợp để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển sinh (với thí sinh tự do).

    Kết thúc môn thi Lịch sử nhiều sĩ tử thở phào nhẹ nhõm vì đề không quá khó nhưng đòi học người làm phải tư duy cũng như chấm dứt tình trạng chỉ học thuộc lòng.

    Tại Cần Thơ, điểm thi THCS Lương Thế Vinh (điểm thi của thí sinh tự do), trao đổi với PV Pháp luật TP.HCM, thí sinh Huỳnh Văn Nhân cho hay: "Đề sử không còn cho theo kiểu sự kiện ngày tháng năm nữa mà đòi hỏi thí sinh phải tư duy mới làm được. Em chỉ làm được khoảng 50% thôi. Đây là môn thi cuối cùng của em bây giờ cung cảm thấy thoải mái và đợi kết quả thôi. Hai môn trước thì em làm bài cũng khá ổn hi vọng là sẽ đủ điểm đậu. Em thi xét tuyến vào ngành công an".

    Tại Hà Nội, thí sinh Lê Thị Diễm Hằng, điểm thi ĐH Công Nghiệp cho rằng đề sử năm nay không quy vào phần kiến thức mà đòi hỏi phải tư duy, nắm chắc bài học mới làm được. Trong đó, đề thi môn Lịch Sử năm nay gồm 40 câu, có 15 câu lịch sử thế giới và chỉ có khoảng 5 câu khó rơi vào chương trình lớp 12 và lớp 11.

    “Theo như dự đoán đề thi sẽ ra nhiều câu biển Đông nhưng thực tế lại không có, chỉ có một câu liên quan đến đến Trung Quốc. Đề thi chủ yếu rơi vào phần kiến thức của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Em làm được chắc chắn 7 điểm với đề thi này” – Hằng nói.

    Cũng chung suy nghĩ như vậy, Trao đổi với Người Lao Động, thí sinh Hải Anh, học sinh trường THPT Trần Văn Giàu ở điểm thi Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh, TP HCM) và cũng là thí sinh ra sớm nhất cho biết, đề không ra vào biển Đông như nhiều người dự đoán, chỉ có một câu liên quan đến đến Trung Quốc. Đề thi chủ yếu rơi vào phần kiến thức lớp 12, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

    Nguyễn Phượng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-thi-thpt-quoc-gia-2018-de-thi-su-cham-dut-tinh-trang-hoc-thuoc-long-a234452.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan