Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Ký ức về những cuộc diễu binh, diễu hành đáng nhớ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với nhân dân cả nước, những lễ diễu binh, diễu hành luôn là dịp đặc biệt để lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước được phát huy.

    Với nhân dân cả nước, những lễ diễu binh, diễu hành luôn là dịp đặc biệt để lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước được phát huy.

    [mecloud]xk0cLHnoYX[/mecloud]

    Chỉ còn 1 ngày nữa, người dân cả nước sẽ được thưởng thức lễ diễu binh, diễu hành mừng 70 năm Quốc khánh 2/9 với sự tham gia của hơn 30.000 người. Mọi người dân đều có thể cảm nhận không khí náo nức mong chờ ở khắp mọi nơi với sự kiện đặc biệt này.

    Những lễ diễu binh, diễu hành đã trở thành một phần lịch sử đất nước, trở thành ký ức tươi đẹp của biết bao người.Buổi diễu binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được báo chí phương Tây ghi nhận là ngày1/1/1955. Thời điểm này, thực dân Pháp đã rút khỏi miền Bắc, trừ ở Hải Phòng. Điều đó cũng có nghĩa quân đội và Chính phủ ta đã hoàn toàn làm chủ ở miền Bắc.

    Những đoàn quân chiến thắng từ Điện Biên Phủ hào hùng ra mắt đồng bào quốc dân và báo chí quốc tế. Buổi diễu binh năm 1955 được tổ chức tại quảng trường Ba Đình lịch sử.

    Năm 1973, cũng tại quảng trường Ba Đình, quân đội đã tổ chức một lễ duyệt binh trọng thể nhân ngày Quốc tế lao động 1/5. Khi đó, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn quân đi qua lễ đài. Lúc này, Hiệp định Paris đã được ký kết, hòa bình đã lập lại ở miền Bắc, nhưng nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn còn ở phía trước.

    Qua lễ duyệt binh năm 1973, nhân dân cả nước và báo chí quốc tế một lần nữa được thấy sức mạnh và sự quyết tâm với công cuộc thống nhất. Tính đến lúc này, cuộc kháng chiến đã kéo dài gần 20 năm.

    Ngày 30/4/1975 - ngày lịch sử non sông thu về một mối, giữa bộn bề công việc, chính quyền cách mạng cũng đã kịp thời tổ chức một lễ diễu binh ra mắt nhân dân thành phố Sài Gòn và báo chí quốc tế vào ngày 15/5/1975, chỉ nửa tháng sau khi thống nhất hai miền. Buổi diễu binh đặc biệt ấy đã tạo ra một ấn tượng đặc biệt với những người được chứng kiến. Đặc biệt có rất nhiều quân nhân tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn được trưng dụng cho ngày diễu binh 15/5/1975.

    Trong những năm sau này, vào những ngày lễ lớn, Nhà nước và quân đội luôn tổ chức những lễ diễu binh lớn tại quảng trường Ba Đình lịch sử ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Với nhân dân cả nước, những lễ diễu binh luôn là dịp đặc biệt để lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước được phát huy. Những đội quân từ nhân dân mà ra, từ thế hệ này tới thế hệ khác tiếp nối nhau, sẵn sàng bảo vệ tự do và độc lập.

    Trong chương trình Cuộc sống thường ngày trên đây, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến có dịp chia sẻ những ký ức của anh về các kỳ diễu binh mà anh được chứng kiến. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con Hà Nội - có nhà ngay gần khu vực quảng trường Ba Đình, đã may mắn chứng kiến nhiều lễ diễu binh, diễu hành. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến hiện đang công tác tại báo Hà Nội Mới.

    Theo VTV

    Xem thêm video:

    [mecloud]K63K7ZAQWA[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-uc-ve-nhung-cuoc-dieu-binh-dieu-hanh-dang-nho-a108711.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.