+Aa-
    Zalo

    Làm cách nào đổi lại tên khai sinh cho con ?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Cá nhân có quyền thay đổi họ tên của mình trong trường hợp nếu tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp...

    (ĐSPL) - Cá nhân có quyền thay đổi họ tên của mình trong trường hợp nếu tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp...

    Trong phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo  tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định: “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có quyền thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”.

    Trong các trường hợp được thay đổi họ, tên theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự có trường hợp: "Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó".


    Thủ tục thay đổi họ, tên, đệm

    Hồ sơ xin thay đổi họ tên đến Ủy ban nhân dân cấp huyện mà trong địa hạt huyện đó bạn đã làm đăng ký khai sinh trước đây (Khoản 2 Điều 37 – Nghị định 158/2005/NĐ-CP).

    Hồ sơ xin thay đổi họ tên bao gồm:

    - Tờ khai (theo mẫu).

    -  Bản chính giấy khai sinh của người thay đổi họ tên.

    - Các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc thay đổi (Trường hợp của bạn là giấy tờ chứng minh mình bị trùng tên với bà nội của chồng).

    Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.

    Thời gian thực hiện : Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

    Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

    Sau khi thực hiện xong thủ tục cải chính hộ tịch, để có sự phù hợp, thống nhất giữa các giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan đến cá nhân, cá nhân đó cần thực hiện việc đính chính, sửa đổi các giấy tờ có liên quan như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm, hồ sơ lý lịch.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]mshZ9NACCI[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-cach-nao-doi-lai-ten-khai-sinh-cho-con-a119305.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.