+Aa-
    Zalo

    Làm chậm quá trình lão hóa, tăng tuổi thọ 12 năm nhờ cấy ghép não

    • DSPL
    ĐS&PL Bằng cách cấy tế bào gốc vào não động vật, các nhà khoa học đã làm chậm được quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho chúng hơn 10-15%.

    Bằng cách cấy tế bào gốc vào não động vật, các nhà khoa học đã làm chậm được quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho chúng hơn 10-15%.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Albert Einstein ở New York đã cấy ghép tế bào gốc thần kinh mới vào trong não và ngăn chặn được sự lão hóa ở những con chuột già, giữ cho chúng khỏe mạnh và tinh thần hơn trong nhiều tháng, kéo dài tuổi thọ cho chúng khoảng 10-15% so với các con chuột bình thường.

    Nhà nghiên cứu người Bỉ Jeroen Schuermans đang cầm một bộ não người, một phần trong bộ sưu tập gồm hơn 3.000 bộ não tại bệnh viện tâm thần ở Duffel, Bỉ.

    Nghiên cứu này coi như một bước đột phá lớn của y học. Bình thường, sự lão hóa của cơ thể động vật là do các tế bào gốc được tìm thấy trong vùng hạ đồi não (hypothalamus) kiểm soát. Các tế bào này xuất hiện trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhưng thường xuyên chết đi cho đến khi chúng gần như hoàn toàn biến mất khi con người ở độ tuổi trung niên.

    Các nhà nghiên cứu hy vọng sớm đưa ra các thử nghiệm lâm sàng về thủ thuật này, nhưng trước tiên phải sản xuất được nguồn cung cấp các tế bào gốc dây thần kinh người trong phòng thí nghiệm rồi mới có thể được cấy ghép vào tình nguyện viên.

    Ông Cai Dongsheng, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Tất nhiên con người phức tạp hơn. Tuy nhiên, nếu cơ chế này về cơ bản là đúng thì chúng ta có thể mong đợi thấy hiệu quả khi thực hiện sự can thiệp dựa trên nguyên tắc này."

    Các thí nghiệm trước đây đã hé lộ rằng vùng hạ đồi não, phần não chỉ có kích cỡ bằng quả hạnh của con người, đã đóng vai trò trong quá trình lão hóa, nhưng vẫn còn chưa rõ ràng. Cuộc điều tra gần đây nhất của nhóm nghiên cứu Mỹ đã chỉ rõ ra phần nào là quan trọng và phương thức hoạt động của chúng.

    Trong lần thí nghiệm đầu tiên thực hiện trên chuột, Cai thấy rằng các tế bào thần kinh gốc, được tìm thấy trong một số ít vùng não lúc mới sinh, đã biến tại ​​vùng hạ đồi theo thời gian. Tế bào gốc vốn có chức năng tạo thành tế bào não tươi trẻ, nhưng quá trình này chậm lại ở người lớn tuổi. Mặc dù rất nhỏ, nhưng vùng hạ đồi não lại có mối liên hệ mật thiết giữa hệ thần kinh và hệ thống nội tiết của cơ thể.

    Để kiểm tra xem sự suy giảm tế bào gốc gây ra lão hóa mà không phải là kết quả của tuổi già, các nhà nghiên cứu đã tiêm vào não các con chuột một loại độc tố, loại bỏ tới 70% tế bào gốc thần kinh của chúng. Và sự ảnh hưởng xảy ra gần như ngay lập tức. Chỉ trong vài tháng, các con chuột già đi nhanh hơn bình thường cả về hình thức bên ngoài cũng như về độ bền, sự phối hợp, hành vi xã hội và khả năng nhận ra vật thể.

    Cai nói: "Qua nghiên cứu hành vi cho thấy các con chuột bị loại bỏ tế bào gốc trong não lão hóa nhanh và chết sớm hơn những con chuột bình thường khác".

    Tiếp theo, các nhà khoa học đã tiếp tục xem xét những gì đã xảy ra khi những con chuột lớn tuổi được tiêm các tế bào gốc tạo ra tế bào thần kinh mới. Lần này, các con chuột sống lâu hơn thường là vài tháng, tăng khoảng 15% tuổi thọ trung bình. Nếu sự gia tăng tương tự đã đạt được ở người, một người có tuổi thọ là 80 tuổi có thể sống đến 92 tuổi.

    Đã chứng minh được rằng tế bào gốc thần kinh quan trọng đối với sự lão hóa, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm khác để tìm hiểu xem các tế bào này hoạt động như thế nào. Họ phát hiện ra rằng các phân tử gọi là microRNA, hay miRNA, được giải phóng khỏi tế bào gốc thần kinh, chịu trách nhiệm cho hầu hết các tác động lão hóa. Khi các phân tử được tạo ra trong vùng hạ đồi não, chúng sẽ chảy vào chất lỏng trong não và tủy sống và ảnh hưởng đến hoạt động của gen.

    Khi công bố nghiên cứu này trên tạp chí Nature, Cai cho biết: “Cơ bản một phần là do các tế bào này tiết ra một số phân tử miRNA giúp duy trì tuổi trẻ, ngược lại sự mất đi của chúng lại dẫn đến việc lão hóa”.

    Bước tiếp theo là tạo ra các tế bào gốc thần kinh của người trong phòng thí nghiệm để tiến hành các thử nghiệm.

    Tiến sĩ David Sinclair thuộc Trường Y khoa Harvard nói: "Đây quả là một bước đột phá lớn. Bộ não kiểm soát tuổi thọ của chúng ta. Tôi đã hình dung ra một ngày không xa, khi tất cả chúng ta được cấy ghép với các tế bào gốc hoặc được điều trị bằng RNA tế bào gốc giúp cải thiện sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Tôi rất vui khi biết được thực nghiệm trên chuột đã thành công vì nó cho thấy việc thử nghiệm trên người sẽ không còn xa nữa."

    Theo SCMP

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-cham-qua-trinh-lao-hoa-tang-tuoi-tho-12-nam-nho-cay-ghep-nao-a197817.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan