+Aa-
    Zalo

    Lạng Sơn thừa nhận phải đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng phải “lỡ hẹn” vào năm 2020

    • DSPL
    ĐS&PL Lý do của việc “lỡ hẹn” này được tỉnh Lạng Sơn đưa ra là xuất phát từ những khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng.

    Lý do của việc “lỡ hẹn” này được tỉnh Lạng Sơn đưa ra là xuất phát từ những khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng.

    Vừa qua, trong công văn số 538/UBND - KT vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn thừa nhận đến thời điểm này,  dự án thành phần 2 – xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chắc chắn không thể hoàn thành trong năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    Lý do được ông Hồ Tiến Thiệu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra là do những khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng.

    Lạng Sơn thừa nhận phải đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng phải “lỡ hẹn” vào năm 2020. Ảnh: Lao động

    Được biết, dự án cao tốc đoạn Chi Lăng - cửa khẩu Hữu Nghị là một thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc Giang - TP.Lạng Sơn, có chiều dài 43km, tổng mức đầu tư ban đầu 8.743,1 tỷ đồng và được rục rịch triển khai từ năm 2018.

    Để triển khai dự án này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay đã giao ngân hàng BIDV làm đầu mối, phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và các ngân hàng thương mại sớm xem xét, thu xếp vốn tín dụng cho dự án theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị các ngân hàng chủ động làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn và nhà đầu tư để thống nhất mức hỗ trợ của ngân sách địa phương theo lộ trình đầu tư và vận hành khai thác dự án, đảm bảo phương án tài chính khả thi.

    Với chủ trương trên, ngay trong năm 2019, BIDV đã họp với nhà đầu tư về việc xem xét tài trợ cho dự án và đến thời điểm tháng 9/2019, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cùng với nhà đầu tư và ngân hàng BIDV tính toán, phân tích, xác định tổng nguồn vốn tham gia thực hiện đoạn cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị là khoảng 8.310 tỷ đồng.

    Trong đó nhà đầu tư cam kết góp 1.750 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại cho vay 3.400 tỷ đồng và ngân sách nhà nước tham gia 3.160 tỷ đồng.

    Đến thời điểm ngày 13/9/2019, BIDV có văn bản số 4705 cam kết cho dự án vay 2.000 tỷ đồng và sau đó vài ngày, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị vào ngày 16/9/2020 cũng có văn bản 401 cam kết góp 1.750 tỷ đồng vào dự án này.

    Để đáp ứng phần vốn cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước, UBND tỉnh Lạng Sơn vào ngày 27/9/2019 có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó cam kết bố trí vốn ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi (xây dựng cơ bản, chi khác), tăng thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn vốn hợp pháp khác.

    Trong báo cáo 591 vừa được gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đối với phần vốn còn lại của ngân sách nhà nước và phần vốn vay ngân hàng thương mại còn thiếu, UBND tỉnh Lạng Sơn đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ dự án từ ngân sách Trung ương khoảng 2.160 tỷ đồng, đồng thời giao NHNN làm việc, có ý kiến với ngân hàng Vietinbank và các ngân hàng thương mại khác xem xét, thu xếp phần vốn tín dụng còn thiếu của dự án là khoảng 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, các vướng mắc về vốn nêu trên vẫn chưa được tháo gỡ.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lang-son-thua-nhan-phai-doan-cao-toc-huu-nghi---chi-lang-phai-lo-hen-vao-nam-2020-a326892.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan