+Aa-
    Zalo

    Lãnh sự danh dự Malaysia bị bắn chết khi sắp bàn giao mảnh vỡ MH370

    • DSPL
    ĐS&PL Các mảnh vỡ MH370 được ông Zahid Raza, Lãnh sự danh dự Malaysia tại Madagascar, thu thập và chuyển đến Malaysia bằng đường tư nhân.

    Các mảnh vỡ MH370 được ông Zahid Raza, Lãnh sự danh dự Malaysia tại Madagascar, thu thập và chuyển đến Malaysia bằng đường tư nhân. Tuy nhiên, ông Raza đã bị bắn chết ở thủ đô của Madagascar. 

    Zahid Raza, một nhà ngoại giao người Malaysia, bị bắn chết vào ngày 24/8/2017

    Blaine Gibson, một luật sư, đồng thời là một nhà điều tra nghiệp dư, người đang tiến hành tìm kiếm mảnh vỡ MH370 ở Ấn Độ Dương, cho hay hai mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing đã được giao nộp cho chính quyền Madagascar vào ngày 16/8/2017. Ông khẳng định hai mảnh vỡ này đã được xác nhận là từ chuyến bay MH370 mất tích.

    “Để bảo vệ những người liên quan, chúng tôi quyết định không công khai báo cáo này cho tới khi những mảnh vỡ được chuyến tới Malaysia một cách an toàn”, ông Gibson viết trên blog cá nhân.

    "Theo thỏa thuận giữa hai nước, các mảnh vỡ được Lãnh sự danh dự Malaysia tại Madagascar, Zahid Raza, thu thập và chuyển đến Malaysia bằng đường tư nhân. Một tuần sau, ông Raza bị bắn chết ở thủ đô của Madagascar. Khi đó, các mảnh vỡ vẫn an toàn trong tay của chính quyền Madagascar".

    Vụ giết người làm dấy lên câu hỏi liệu ông Raza có liên quan đến việc vận chuyển các mảnh vỡ từ chuyến bay MH370 hay không. Tuy nhiên, trang tin Zinfos 974 (Pháp) cho rằng cái chết của Raza có thể là do các vấn đề riêng. Ông Raza bị cáo buộc dính líu đến vụ bắt cóc một số thành viên của cộng đồng người Ấn Độ - Pakistan ở Madagascar hồi năm 2009.

    Tuy nhiên, một số tờ báo viết rằng Raza thực chất đã nằm trong “tầm ngắm” liên quan đến một vụ việc khác từ rất lâu. Trang web tin tức của Pháp ZINFOS 974 suy đoán Raza bị giết trong một âm mưu trả thù không liên quan đến MH370.

    Một mảnh cánh được xác nhận là thuộc về MH370. Ảnh: BLOOMBERG

    ZINFOS 974 viết: “Zahid Raza là giám đốc của một doanh nghiệp cung cấp đồ dùng văn phòng, Trung tâm Z & Z. Ông ta đã sống vài năm ở La Reunion trước khi trở về Madagascar khoảng ba năm trước để đảm nhận chức vụ lãnh sự ở Antananarivo.

    Ở Madagascar, tên của ông ta gắn liền với vụ bắt cóc các thành viên của cộng đồng Karen ở Fianarantsoa năm2009. Bị nghi ngờ, ông ta bị giam giữ ở Tsiafahy và sau đó là nhà tù Antanimora. Ông ta được tự do trở về Malaysia vào tháng 12/2010, gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng Karen”.

    Kể từ khi chuyến bay MH370 biến mất vào tháng 3/2014, ít nhất 24 mảnh vỡ đã được tìm thấy nhưng chỉ có 3 bộ phận cánh phát hiện ở Madagascar được xác nhận thuộc về chiếc Boeing 777 xấu số.

    Chính quyền Malaysia và một hãng tư nhân Mỹ đã tiến hành tìm kiếm tại vùng biển phía Đông Nam của Ấn Độ Dương, nơi chiếc máy bay đã mất tích, theo phân tích dữ liệu từ vệ tinh. Nhưng những cuộc tìm kiếm này đều không đưa tới một kết quả rõ ràng nào cho thấy dấu vết của chiếc máy bay, làm dấy lên nhiều thuyết âm mưu về việc tại sao nó mất tích.

    Tháng 7/2018, các quan chức Malaysia thừa nhận trong một báo cáo dài 495 trang rằng họ không thể xác định được nguyên nhân dẫn đến việc chiếc Boeing mất tích. Ngoài ra, hệ thống điều khiển của máy bay "có thể đã bị bên thứ ba can thiệp".

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lanh-su-danh-du-malaysia-bi-ban-chet-khi-sap-ban-giao-manh-vo-mh370-a265650.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan