+Aa-
    Zalo

    Lập dự toán không sát dẫn đến thu vượt ngân sách, Bộ Tài chính nói gì?

    (ĐS&PL) - Tại phiên họp Quốc hội sáng 1/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính có những trả lời về vấn đề lập dự toán không sát dẫn đến thu vượt ngân sách trong năm 2022.

    Theo báo Tin tức, trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng 1/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm rõ thêm những vấn đề lập dự toán không sát dẫn đến số vượt thu cao được đại biểu Quốc hội quan tâm.

    lap du toan khong sat dan den thu vuot ngan sach bo tai chinh noi gi
    Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phiên họp Quốc hội sáng 1/6. Ảnh: Hoàng Phong/VNE

    Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, điều hành kinh tế - xã hội năm 2022 thành công với tăng trưởng kinh tế đạt 8,02% và thu ngân sách vượt so cùng kỳ là 15,7% và vượt dự toán 28,6%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt cao nhất; bội chi ngân sách dưới 4%, nợ công giảm…

    Về việc lập dự toán không sát dẫn đến số vượt thu cao, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thời điểm lập dự toán 2022 là vào tháng 9/2021, đó là giai đoạn đại địch COVID-19 bùng phát, thời điểm đó tăng trưởng âm, thu ngân sách âm so với cùng kì. Dự toán ngân sách phù hợp với bối cảnh thời điểm đó. 

    “Tuy nhiên đến năm 2022, nước ta đã chống dịch thành công, bình quân cả năm tăng trưởng tăng 8,02%. Từ đó dẫn đến việc vượt thu ngân sách”, Tri thức Trực tuyến dẫn lời ông Hồ Đức Phớc.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng làm rõ, dầu thô vượt thu do với dự toán là do tăng giá dầu và tăng sản lượng. Bên cạnh đó, tăng cường kê khai và tăng thu từ chuyển nhượng bất động sản; thu nội địa cũng tăng…

    “Những kết quả trên cho thấy vấn đề tài khóa năm 2022 tương đối thành công”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ. 

    Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sau khi Quốc hội có Nghị quyết 43/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về miễn giảm thuế, theo đó đã có nhiều chính sách như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế bảo vệ môi trường 50%... Bên cạnh các chính sách miễn giảm thuế, Chính phủ còn thiết kế các chính sách kích cầu, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, hệ thống đường cao tốc… thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế. 

    Về số tồn dư ngân sách, theo Tri thức trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết số tiền này đã gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc đây là nguồn nhàn rỗi tạm thời đã có trong dự toán và được Quốc hội phê chuẩn.

    “Nguồn này sẽ được bố trí vào các dự án đầu tư công, dự án về chương trình mục tiêu quốc gia…Như vậy đây là nguồn đã có nhiệm vụ chi chi tiết. Nguyên nhân tồn đọng là vì chưa giải ngân hết chứ không phải là nguồn để phân bổ vào việc khác”, ông Hồ Đức Phớc khẳng định.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lap-du-toan-khong-sat-dan-den-thu-vuot-ngan-sach-bo-tai-chinh-noi-gi-a577348.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 22/5, dự kiến bế mạc vào ngày 23/6 và được tổ chức thành 2 đợt. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 22 ngày với khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.