+Aa-
    Zalo

    Lấy tiền ngân sách "bịt" cho lỗi sai cá nhân sẽ không có sức răn đe!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Người làm sai nhưng lại không chịu bỏ tiền túi ra bồi thường, tìm cách "núp bóng" ngân sách Nhà nước để trốn tránh nghĩa vụ là việc làm không công bằng.

    (ĐSPL) - Người làm sai nhưng lại không chịu bỏ tiền túi ra bồi thường, tìm cách "núp bóng" ngân sách Nhà nước để trốn tránh nghĩa vụ là việc làm không công bằng.

    Luật gia Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM: Phải cá thể hoá trách nhiệm bồi thường

    Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy, đây là một thực tế đang tồn tại và biểu hiện của sự không nghiêm túc. Việc cán bộ sai phạm phải bồi thường trong nhiều lĩnh vực đã được quy định trong luật, tuy nhiên cơ quan thi hành án rất ngại khi thi hành những bản án liên quan đến cơ quan Nhà nước. Hơn nữa, trình tự thủ tục cũng rất phức tạp. Theo Luật Thi hành án Dân sự (THADS), thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án được ghi cụ thể trong đơn yêu cầu thi hành án. Bên cạnh đó, trường hợp người yêu cầu thi hành án không có văn bản xác minh tài sản và điều kiện thi hành án, thì nhiều cơ quan thi hành án không tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án.

    Luật gia Nguyễn Văn Hậu.

    Theo quy định tại luật THADS (năm 2008) và Nghị định 58 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật THADS, trường hợp người được thi hành án đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả thì mới được yêu cầu chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án. Thủ tục này khá rườm rà và thường bị gây khó dễ bởi chính những chấp hành viên.

    Hơn nữa, căn cứ trách nhiệm bồi thường là vấn đề mấu chốt. Điều 6, Luật TNBTCNN quy định trong hoạt động quản lý hành chính, hoạt động tố tụng thi hành án phải có những căn cứ sau: Căn cứ vào văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xác định hành vi của người thi hành công vụ trái pháp luật, thuộc trách nhiệm bồi thường theo luật này. Thứ hai phải có thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

    Theo quan điểm của tôi, cần sửa hai điểm cốt lõi là xác định trách nhiệm bồi thường và thủ tục. Nếu không sửa đổi thì thực tế trên sẽ còn diễn ra. Bồi thường thì phải có thiệt hại, xác định được cụ thể là bao nhiêu và số tiền đó là cá nhân trả hay ngân sách trả. Khi cán bộ, công chức gây ra tình trạng oan, sai, theo luật hiện hành thì sẽ lấy Ngân sách Nhà nước ra bồi thường, rồi sau đó yêu cầu cán bộ, công chức sai phạm phải bồi hoàn lại. Nhưng điều quan trọng là phải truy được trách nhiệm cá nhân phải trả, phải cá thể hoá trách nhiệm - bỏ tiền túi ra thì mới nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và phải tổ chức thực hiện triệt để trách nhiệm bồi hoàn cho ngân sách Nhà nước của cán bộ, công chức. Lấy tiền ngân sách ra "bịt" cho lỗi sai cá nhân sẽ không có sức răn đe.

    Luật sư Nguyễn Huy An (đoàn Luật sư TP. Hà Nội): Luật hiện hành vẫn còn "quên" nhiều trường hợp

    Người làm sai (có thể là một cá nhân, hoặc một tập thể) nhưng lại không chịu bỏ tiền túi ra bồi thường, tìm cách "núp bóng" ngân sách Nhà nước để trốn tránh nghĩa vụ là việc làm không công bằng. Xã hội phải tuân theo nguyên tắc: Có công thì thưởng, có tội thì phải bị kỷ luật (kể cả việc bỏ tiền túi ra bồi thường). Dù đó là mấy chục tỉ cũng phải bỏ tiền túi ra mà bồi thường.

    Nhiều ý kiến cho rằng, trong hình sự, có những tình huống buộc người thi hành công vụ phải xử lý ngay tức thời nên khả năng gây thiệt hại là cao, nhưng buộc họ phải làm như thế để ngăn chặn hành vi vi phạm trong hình sự. Tuy nhiên, tôi cho rằng, không thể lấy lý do nhanh chóng để bao biện cho việc làm sai.

    Bên cạnh đó, trong luật hiện nay, chúng ta cũng "quên đi" rất nhiều trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức gây ra. Thực tế, có những trường hợp cơ quan Nhà nước ký hợp đồng mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân hoặc ban hành văn bản pháp luật sai trái gây thiệt hại, tổn thất cho dân, cho doanh nghiệp... chưa được luật quy định rõ. Hoặc những thiệt hại tính mạng phổ biến như mưa bão làm ngập đường nhưng hố ga mở làm người đi đường bị cuốn xuống hố ga và chết đuối. Hoặc, tình trạng cây xanh trong thành phố gãy đổ trong mưa bão đè bẹp xe qua đường, làm chết người...

    Nhiều người cho rằng, đó là sự kiện bất khả kháng và không có trách nhiệm bồi thường ở đây. Tuy nhiên, tôi cho rằng, có trách nhiệm của các công ty quản lý đô thị, nơi được giao nhiệm vụ trong việc đảm bảo hoạt động, đảm bảo an toàn trong trật tự đô thị. Trách nhiệm bồi thường Nhà nước chưa được tính đến tức là trách nhiệm của người công chức làm việc cũng bị bỏ ngỏ... Những trường hợp này cũng cần đặt ra để xem xét bồi thường.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lay-tien-ngan-sach-bit-cho-loi-sai-ca-nhan-se-khong-co-suc-ran-de-a74036.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan