+Aa-
    Zalo

    Lễ cúng mùng một Tết và những tục kiêng kị ngày đầu Xuân năm mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau đây là nghi thức cúng ngày mồng một tết và những tục kiêng kị ngày đầu Xuân năm mới.

    (ĐSPL) - Sau đây là nghi thức cúng ngày mồng một tết và những tục kiêng kị ngày đầu Xuân năm mới.

    Lễ cúng ngày mồng một tết

    Theo phong tục, Tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau.

    Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới.

    Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều.

    Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.

    Theo đó, lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

    Sau khi người gia trưởng khấn lễ xong thì các thành viên trong gia đình lần lượt theo thứ tự tới chấp lễ trước bàn thờ hay mâm cúng.


    Những điều tối kỵ ngày đầu Xuân năm mới

    * Quét nhà

    Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.

    * Kiêng vay mượn tiền bạc

    Đây là vấn đề khá tế nhị. Người xưa quan niệm dù cần thiết đến mấy cũng không nên vay mượn tiền bạc vào những ngày đầu xuân năm mới. Việc này báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến với người đi vay mượn trong cả năm tới. Thực chất, không chỉ ngày Tết, người xưa kiêng vay hoặc cho vay vào những ngày đầu tháng trong năm. Có câu “mồng Một sớm mai, mồng Hai đầu tháng” chính là để chỉ tục này.

    Ngày Tết, mọi người có thể mừng tuổi, chúc phúc cho nhau bằng hồng bao, ở bên trong thường có một khoản tiền nhỏ, tượng trưng cho sự đầy đủ trong năm mới. Không chỉ thế, những người có mối quan hệ vay và cho vay cũng không nên nhắc đến chuyện nợ nần vào những ngày đầu xuân. Thậm chí, người xưa còn khuyên rằng những người có nợ nần nên giải quyết cho hết trong năm cũ, để năm mới không còn vướng bận, thanh thản tâm trí cho những ngày xuân.

    * Kiêng cho nước, lửa

    Đây là tục kiêng rất quan trọng đối với người xưa. Thật không may cho nhà ai những ngày đầu năm mà đã có người đến xin lửa, xin nước. Cổ nhân rất kị việc này bởi quan niệm lửa có màu đỏ, là màu may mắn đầu năm mới, cho người khác cái đỏ sẽ khiến cho gia chủ không giữ được tiền bạc, may mắn trong cả năm. Tương tự như thế, nước vốn được ví như nguồn tài lộc, nếu bị xin thì sẽ mất lộc, mất tiền tài trong cả năm.

    Thường thì trước khi bước sang năm mới, người xưa thường lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại bởi tin rằng năm mới đến mà nước đủ đầy thì sẽ đem theo của cải nhiều như nước. Tục xưa, sáng mồng Một Tết nhiều gia đình có điều kiện còn thuê người gánh nước đến. Những người gánh nước cũng được mừng tuổi, cả chủ nhà lẫn người gánh thuê cả năm sẽ đều may mắn. Ngày nay, tục này vẫn được giữ gìn cẩn trọng.

    Văn khấn Tổ tiên mồng 1 Tết

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

    Kính lạy:

    Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

    Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô dì tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

    Nay theo Tuế luật , Âm Dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mùng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần , đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ Tiên, như trời cao biển rộng , khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật , oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

    Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, hâm hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời: các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.

    Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

    Cẩn cáo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-cung-mung-mot-tet-va-nhung-tuc-kieng-ki-ngay-dau-xuan-nam-moi-a84464.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan