+Aa-
    Zalo

    Lễ hội Chùa Hương diễn ra khi nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Lễ hội chùa Hương là một nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Mỗi dịp đầu năm mới, du khách thập phương lại nô nức đổ về chùa Hương để trẩy hội.

    Lễ hội chùa Hương là một nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Mỗi dịp đầu năm mới, du khách thập phương lại nô nức đổ về chùa Hương để trẩy hội.

    Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật.

    Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia vào năm 1962. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương.

    Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội.  Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là khoảng thời rất lý tưởng để bạn tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương nhưng khoảng thời gian này cũng rất nhạy cảm bởi lượng khách quá tải, chất lượng dịch vụ kém, nạn móc túi, an ninh trật tự khó được bảo đảm.

    Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương cho biết, năm 2019 sẽ tăng cường hơn nữa công tác an ninh, vệ sinh.

    Chia sẻ trên báo Hà Nội Mới, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương cho biết, Ban tổ chức đã yêu cầu các bộ phận chuyên môn chuẩn bị tốt công tác xã hội, y tế, bảo hiểm, an ninh, an toàn thực phẩm, phân luồng giao thông...

    Cụ thể, các tiểu ban thường xuyên kiểm tra phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước, tổ chức phun thuốc đảm bảo thanh khiết môi trường trong khu vực Lễ hội.

    Trưởng Ban tổ chức yêu cầu, tuyệt đối không được bố trí các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, khu vực sân của nhà thường trực Ban tổ chức tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích, khu vực sân cổng động Hương Tích.

    Ban tổ chức đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh khu vực lễ hội không quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội; không cho phép phương tiện xe công nông, xe lam hoạt động trên các tuyến đường bộ; xuồng, đò có gắn máy động cơ không có giấy phép không được hoạt động trên suối Yến…

    Về vấn đề bảo đảm an toàn cho du khách khi di chuyển bằng đò trên suối Yến vào thời gian cao điểm, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, hiện nay, UBND xã Hương Sơn đã có kế hoạch mua bổ sung phao cứu sinh cung cấp đầy đủ cho các phương tiện tham gia vận chuyển khách, bố trí phương tiện cứu hộ đảm bảo an toàn về người và tài sản cho du khách. Ban tổ chức Lễ hội yêu cầu UBND huyện Hương Sơn nhắc nhở các chủ phương tiện thực hiện nghiêm túc việc sử dụng phao cứu sinh trên xuồng, đò.

    Thu Hằng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-a259394.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan