+Aa-
    Zalo

    Lễ hội Đền Trần 2015: Năm nay, phát ấn không hạn chế

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Lễ hội Đền Trần 2015 (Nam Định) sẽ phục dựng lễ “rước kiệu Ngọc Lộ” truyền thống và phát ấn sớm, không hạn chế số lượng để không xảy ra tình trạng tranh cướp lộc.

    (ĐSPL) – Lễ hội Đền Trần 2015 (Nam Định) sẽ phục dựng lễ “rước kiệu Ngọc Lộ” truyền thống và phát ấn sớm, không hạn chế số lượng để không xảy ra tình trạng tranh cướp lộc.

    Sáng 1/3, tại Khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Ban tổ chức lễ hội khai ấn Đền Trần năm 2015 đã cho phục dựng lại nghi lễ “rước kiệu Ngọc Lộ”.

    Theo ghi nhận, mặc dù còn gần 4 ngày nữa Đền Trần mới chính thức khai ấn (đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng âm lịch), nhưng ngay từ ngày 11 tháng Giêng, du khách thập phương và người dân địa phương đã tập trung rất đông xem phục dựng nghi lễ “rước kiệu Ngọc Lộ và Rước nước Tế cá (ngày 12 Giêng)”.

    Lễ khai ấn Đền Trần.

    Năm nay, Ban tổ chức lễ hội khai ấn Đền Trần năm 2015 đã cho phục dựng lại nghi lễ “rước kiệu Ngọc Lộ”. Đây là nghi lễ rước kiệu đặt bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông từ chùa Phổ Minh sang đền Thiên Trường. Một nghi thức rất quan trọng, trang trọng của Vương triều Trần bị mai một từ rất lâu, giờ mới được phục dựng.

    Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ chính được diễn ra vào đúng 7h30 sáng 11 tháng Giêng, một đoàn rước khoảng 200 người, đi đầu là đoàn cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, tiếp đến là kiệu sứ giả và cuối cùng là các phật tử đi phía sau tụng kinh.

    Đoàn rước kiệu Ngọc Lộ xuất phát từ Đền Trần tới chùa Phổ Minh (chùa Tháp) tổ chức các nghi lễ cụ thể tại đây, sau khi rước chân nhang, đoàn rước kiệu Ngọc Lộ từ chùa Phổ Minh quay trở về Đền Trần và tiếp tục thực hiện nghi lễ tại Đền Thiên Trường.

    Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ tại Đền Trần đã có từ rất lâu đời, sau này dần dần bị mai một và thất truyền đầu thế kỷ 20.

    Việc phục dựng lại nghi lễ này ngoài ý nghĩa tâm linh là rước Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông về bái tổ tiên triều và dự nghi lễ thờ thủy tổ dòng họ, còn mang ý nghĩa to lớn trong việc tri ân công đức bậc tiên tổ, tạo nên sự đoàn kết cộng đồng rộng lớn, dung hòa các tôn giáo tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu.

    Phía Ban tổ chức lễ hội Đền Trần cũng đang nỗ lực hết sức để chuẩn bị mùa lễ khai ấn đẹp nhất trong lòng nhân dân và du khách thập phương.

    Ban tổ chức lễ hội cho biết, việc phát ấn cho du khách sẽ diễn ra trong vòng sáu ngày, từ ngày 5/3 đến hết ngày 10/3 dương lịch (từ 15 tháng Giêng đến 20 tháng Giêng âm lịch). Ban tổ chức sẽ bắt đầu phát ấn cho người dân từ 6h sáng ngày 15 tháng Giêng, sớm hơn so năm 2014 một tiếng đồng hồ. Địa điểm phát ấn vẫn diễn ra tại nhà Giải vũ và Nhà trưng bày Đền Trùng hoa.

    Theo Ban quản lý di tích Đền Trần tỉnh Nam Định, mọi nhu cầu xin lộc ấn của người dân cả nước sẽ được nhà đền đáp ứng đầy đủ, trong thời gian từ rằm tháng Giêng đến khi toàn bộ nhu cầu xin lộc ấn được đáp ứng. Sẽ không có hiện tượng tranh cướp ấn như đã từng xảy ra trước đây.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-hoi-den-tran-2015-nam-nay-phat-an-khong-han-che-a85555.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan