+Aa-
    Zalo

    Lễ thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được các nghệ nhân làng Bát Tràng làm bằng chất liệu bằng gốm, nặng 70kg, cao 81cm và được thiếp 1,5 cây vàng 9999...

    (ĐSPL) - Pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được các nghệ nhân làng Bát Tràng làm bằng chất liệu bằng gốm, nặng 70kg, cao 81cm và được thiếp 1,5 cây vàng 9999... 

    Sáng 19/4 tại phủ Nội Vụ (Hoàng thành Huế) làng Bát Tràng và nghệ nhân Trần Độ đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ thếp vàng và cung thỉnh tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông lên thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.

    Clip thếp vàng vào tượng phật Trần Nhân Tông:

     

    Lễ thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
    Lễ thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
    Lễ thếp vàng pho tượng Phật hoàng được tổ chức long trọng.

    Pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được các nghệ nhân làng Bát Tràng làm bằng chất liệu gốm, nặng 70kg, cao 81cm và được thiếp 1,5 cây vàng 9999 do nghệ nhân Trần Độ hiến tặng. Được biết trước đó, nghệ nhân Trần Độ cũng tặng pho tượng vàng này cho Trường ĐH Havard (Hoa Kỳ) và Nhà Tổ, thờ Phật hoàng Trần  Nhân Tông trong khuôn viên chùa Trường Sa. 

    Lễ thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
    Pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.

    Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ 3 của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông) ở ngôi 15 năm (1278-1293). Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt nam có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2,3. 

    Sau khi nhường ngôi cho  con trai Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình rồi sau đó dời đến Yên Tử ( Quảng Ninh) tu hành và lập thiền phái Trúc Lâm hay Trúc Lâm Tam tổ. Đây chính là dòng thiền do người Việt Nam sáng lập, mang đậm bản sắc dân tộc. Trần Nhân Tông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này, và do vậy về sau ông được gọi một cách cung kính là “ Phật Hoàng”.

    Đối với Thừa Thiên Huế, cách đây trên 708 năm, vào năm 1306, khi vua Trần Nhân Tông quyết định gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu, Ô, Lý được vua Chế Mân cắt làm sính lễ để dâng vua Đại Việt. Sau đó hai châu này được đổi tên thành châu Thuận  và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó để sau này xuất hiện Kinh đô Phú Xuân và là tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-thep-vang-tuong-phat-hoang-tran-nhan-tong-a29983.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan