Lệnh mới từ Thống đốc, ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất, chấp nhận giảm lợi nhuận chục nghìn tỷ đồng


Thứ 5, 02/04/2020 | 05:56


Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất, chấp nhận giảm lợi nhuận chục nghìn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận đồng vốn giá rẻ hơn.

Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất, chấp nhận giảm lợi nhuận chục nghìn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận đồng vốn giá rẻ hơn.

Sau chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngay trong ngày 1/4, hàng loạt ngân hàng đã thực hiện giảm mạnh lãi suất cho vay với người dân, doanh nghiệp (DN), nhất là các lĩnh vực phục vụ nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất, chấp nhận giảm lợi nhuận để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Theo đó, chiều cùng ngày, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố quyết định giảm lãi suất cho tất cả khách hàng DN có khoản vay hiện hữuáp dụng từ ngày 1/4/2020 - thời điểm quyết định cách ly toàn xã hội bắt đầu được thực hiện. Cụ thể,  VIB tiếp tục mở rộng gói hỗ trợ lãi suất với mức giảm từ 0,5% đến 2% trong 6 tháng cho tất cả khách hàng hiện hữu ở tất cả các lĩnh vực.

LienVietPostBank áp dụng lãi suất ưu đãi với mức giảm đến 0,5% so với lãi suất thông thường khi vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và DN, áp dụng tới 30/6/2020. Theo đó, các khách hàng cá nhân và DN của LienVietPostBank sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm, thời gian vay vốn tối đa 12 tháng.

Ngân hàng HDBank (HDB) cũng giảm sâu lãi suất cho vay đến 4,5% nhằm hỗ trợ khách hàng vượt khó khăn do dịch Covid-19. Theo đó, HDB triển khai gói giảm lãi suất vay ưu đãi từ 2 - 4,5% cho các khách hàng cá nhân và DN siêu nhỏ bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trong cả nước, áp dùng từ 31/3.

HDBank sẽ tự động giảm lãi mà không cần khách hàng phải đề nghị hỗ trợ hay chứng minh bất kỳ khó khăn nào gặp phải; miễn phí cam kết rút vốn, phí hạn mức tín dụng dự phòng.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, ngân hàng này đã thực hiện giảm lãi suất với tất cả DN và cá nhân bị ảnh hưởng dịch bệnh. Khối lượng áp dụng giảm lãi suất là 112 ngàn tỷ. Trong đó, giảm cho DN trực tiếp ảnh hưởng gần 20 ngàn tỷ, từ 1% cho vay ngắn hạn, 1,5% đối với dư nợ cho vay trung và dài hạn, giảm 0,5%/ năm đối với dư nợ cho vay bằng USD. Thời gian giảm lãi suất giai đoạn đầu là đến 30/4.

Với chỉ đạo mới của NHNN, Vietcombank dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài chính sách giảm lãi suất từ 1%-1,5%/năm đối với dư nợ hiện hữu tới ngày 30/9.

Đối với khoản cho vay mới, Vietcombank cũng giảm sâu khi triển khai gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng giảm từ 2%-2,5%/năm, trong đó những khách hàng sản xuất các mặt hàng thiết yếu sẽ được giảm tới 2,5%/năm lãi suất vay so với mặt bằng hiện hữu. Như vậy, lãi suất cho vay sẽ chỉ từ 4,5%-5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động hiện nay.

lãi 1%/năm đối với vay nội tệ và 0,5%/ năm đối với vay ngoại tệ.

Agribank cũng có văn bản đưa ra gói ưu đãi lãi suất quy mô khoảng 100 nghìn tỷ đồng, dự kiến triển khai từ 1/4/2020. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN,  Agribank cam kết sẽ cùng với các ngân hàng thương mại triển khai các cơ chế, chính sách trong đó hỗ trợ giảm lãi suất thêm 2%/năm đối với các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 như hiện nay.

Còn ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay: Ngân hàng đã cơ cấu giảm nợ cho 3.300 khách hàng, đồng thời miễn giảm lãi các dư nợ cũ từ 0,5 đến 1,2%/năm. Ngân hàng cũng đã chuẩn bị gói tín dụng 125.000 tỷ đồng để giải ngân cho khách hàng vay vốn trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho khách hàng đến sau 3 tháng ngày Chính phủ công bố hết dịch. Các khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong ngành nghề rất nặng như vận tải, hàng không, khách sạn, du lịch, dịch vụ ăn uống... sẽ được ngân hàng giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2%/năm đối với VNĐ, 0,5-1% đối với USD.

Vũ Đậu (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lenh-moi-tu-thong-doc-ngan-hang-dong-loat-ha-lai-suat-chap-nhan-giam-loi-nhuan-chuc-nghin-ty-dong-a317874.html