+Aa-
    Zalo

    Lộ chân tướng kẻ cầm đầu đường dây làm giả căn cước công dân để thi hộ

    • DSPL
    ĐS&PL Đội cảnh sát kinh tế - Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội triệt phá một đường dây chuyên làm giả căn cước công dân để thi hộ trong các kỳ thi.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội vừa triệt phá một đường dây chuyên làm giả căn cước công dân để thi hộ trong các kỳ thi; đồng thời khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Dũng (SN 1994, trú tại thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và Đỗ Hữu Hưởng (SN 2000, trú tại thôn La Phù, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) về hành vi làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.

    Được biết, Cầu Giấy là địa bàn tập trung nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục, cao đẳng, dạy nghề với số lượng học sinh, sinh viên trên địa bàn rất đông. Trong giai đoạn quý II, quý III năm 2022, các trường thường xuyên tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, cấp chứng chỉ và các kỳ thi THCS, THPT quốc gia có lượng thí sinh dự thi lớn, thuộc nhiều lứa tuổi, từ nhiều nơi khác nhau về tham dự.

    lo chan tuong ke cam dau duong day lam gia can cuoc cong dan de thi ho

    Đối tượng Trần Văn Dũng (trái) và Đỗ Hữu Hưởng.

    Với hình thức thi tập trung phổ biến, các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi làm giả các giấy tờ, tài liệu và sử dụng các giấy tờ giả để thi hộ tại các kỳ thi trên.

    Thực tế, cơ quan công an đã làm rõ một trường hợp Phạm Văn T. tên thật là Vũ Duy H., SN 1990, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. H. được thuê đến thi hộ cho Phạm Văn T. với giá là 4.000.000 đồng.

    Trước đó, ngày 15-2-2022, Công an quận Cầu Giấy cũng phát hiện trường hợp thí sinh Nguyễn T.P.A, SN 2000, trú tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sử dụng căn cước công dân mang tên Nguyễn T.Q.N, SN 2002, trú tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên để thi hộ cho N trong kỳ thi cấp chứng chỉ Vstep của Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội.

    Nhằm ngăn chặn tình trạng này, Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Cầu Giấy một mặt phối hợp với Đội An ninh, Công an các phường triển khai các biện pháp bảo vệ; tập huấn cho các Hội đồng thi nhận diện phương thức, thủ đoạn gian lận thi cử.

    Đồng thời, đơn vị cũng đã chỉ đạo cán bộ chiến sĩ rà soát trên không gian mạng, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, theo dõi các hội nhóm đăng thông tin liên quan đến việc làm giả giấy tờ.

    Từ công tác này, một nam thanh niên đã rơi vào “tầm ngắm” của trinh sát là Trần Văn Dũng, SN 1994, trú tại thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

    Quá trình điều tra xác định, Dũng từng có thời gian mở hiệu ảnh thẻ để kinh doanh. Sau này, Dũng quen Đỗ Hữu Hưởng, SN 2000, trú tại thôn La Phù, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình làm công việc “shipper” và Hưởng trở thành một cộng sự trung thành của Dũng.

    Thấy công việc làm ăn khó khăn, Dũng lên mạng xã hội, tham gia vào nhóm hội kín chuyên giới thiệu, trao đổi làm giả giấy tờ. Đối tượng mua các loại máy móc, thiết bị để làm giả trên mạng xã hội.

    Với khả năng, trình độ chỉnh sửa ảnh tinh vi, điêu luyện của mình, Dũng đã bắt đầu có những khách hàng đầu tiên. Trong đó có cả những cô cậu học sinh, sinh viên đến làm giả căn cước công dân, chứng minh nhân dân hay thẻ sinh viên.

    Dũng yêu cầu họ cung cấp thông tin, hình ảnh thẻ cần làm giả cùng các thông tin, ảnh chân dung sau đó sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính cắt ghép, chỉnh sửa thông tin hình ảnh theo yêu cầu, in ra và dùng máy ép nhiệt, máy cắt phôi để hoàn thiện thành phẩm. Mỗi chiếc thẻ được làm giả, đối tượng thu từ 800.000 - 1.200.000 đồng. Sau đó, Dũng thuê Hưởng mang đi giao cho khách với giá 100.000 đồng/ thẻ.

    Biết được việc làm ăn của Dũng, Hưởng cũng lên mạng xã hội tìm kiếm khách hàng để hưởng chênh lệch với Dũng. Tưởng chuyện làm ăn sẽ êm xuôi, tuy nhiên, mọi hành tung của Dũng và Hưởng đã bị lực lượng công an phát hiện.

    Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy vẫn tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

    T.V

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lo-chan-tuong-ke-cam-dau-duong-day-lam-gia-can-cuoc-cong-dan-de-thi-ho-a545456.html
    Cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia có quy mô như thế nào?

    Cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia có quy mô như thế nào?

    Miss Supranational là cuộc thi sắc đẹp quốc tế thường niên do Hiệp hội sắc đẹp thế giới điều hành. Phiên bản đầu tiên của cuộc thi được tổ chức tại Ba Lan vào năm 2009, nơi Ukraine đã đăng quang ngôi vị cao nhất. 

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia có quy mô như thế nào?

    Cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia có quy mô như thế nào?

    Miss Supranational là cuộc thi sắc đẹp quốc tế thường niên do Hiệp hội sắc đẹp thế giới điều hành. Phiên bản đầu tiên của cuộc thi được tổ chức tại Ba Lan vào năm 2009, nơi Ukraine đã đăng quang ngôi vị cao nhất.