+Aa-
    Zalo

    Lỗ đen khổng lồ 'nuốt trọn' một ngôi sao

    • DSPL
    ĐS&PL Lỗ đen khổng lồ có tên gọi XJ1500 0154, nằm trong một dải ngân hà nhỏ - cách Trái đất khoảng 1,8 tỷ năm ánh sáng.

    Lỗ đen khổng lồ có tên gọi XJ1500 0154, nằm trong một dải ngân hà nhỏ - cách Trái đất khoảng 1,8 tỷ năm ánh sáng.

    [mecloud]br3Kuo2Dpy[/mecloud]

    Lỗ đen được phát hiện từ bộ ba kính viễn vọng xoay quanh quỹ đạo Trái Đất gồm có, Đài quan sát tia X Chandra và vệ tinh Swift Gamma-ray của NASA, cùng với XMM – Newton của Cơ quan vũ trụ châu Âu.

    Theo các nhà thiên văn, một ngôi sao đã trở thành “miếng mồi” cho lỗ đen này trong hơn 10 năm. Và họ cũng đã phải mất hơn một thập kỷ mới thể phát hiện ra nguồn sáng X XJ1500 0514.

    Hiện tượng ngôi sao bị hố đen xé nhỏ rồi nuốt trọn được gọi là “gián đoạn thủy triều”, hay TDE. TDE xảy ra khi lực hấp dẫn của lỗ đen xé nát một ngôi sao ở quá gần. Một số vật chất của ngôi sao bị trục xuất ra ngoài, trong khi phần còn lại bị kéo về phía lỗ đen.

    Các vật chất tạo thành một chiếc đĩa bồi đắp dần xung quanh lỗ đen cho tới khi nó bị kéo vào trong. Áp lực của chiếc đĩa này tạo ra nhiệt độ lên tới vài triệu, và phát ra tia X có thể đo được bằng các đài quan sát vệ tinh.

    Dacheng Lin – trưởng nhóm nghiên cứu khoa học tại Trung tâm khoa học vũ trụ của Đại học New Hampshire cho hay, từ những năm 1990, có hàng chục các sự kiện được gọi là gián đoạn thủy triều được phát hiện. Tuy nhiên không một sự kiện nào trong số đó duy trì ánh sáng lâu như lần này.

    Các tia sáng đa bước sóng phát ra từ XJ1500 0154 đã kéo dài hơn 10 năm. (Ảnh: NASA)

    Sự kiện này được vệ tinh XMM- Newton phát hiện lần đầu vào ngày 23/7/2005. Nó đạt đến độ sáng đỉnh điểm vào ngày 5/6/2008 khi được quan sát bằng đài Chandra. Những quan sát qua 3 kính vệ tinh cho thấy, các tia này sáng hơn gấp 100 lần các tia X thông thường.

    Dữ  liệu cũng cho thấy lỗ đen đã che khuất giới hạn Eddington – được cho là điều tiết sự cân bằng áp suất bức xạ bên ngoài và lực hấp dẫn bên trong của lỗ đen.

    Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự gia tăng kích thước nhanh chóng của lỗ đen này là từ TDE và một số yếu tố khách quan khác. Hiện tại, nó đã đạt trọng lượng gấp hàng triệu lần so với Mặt Trời.

    Nhà nghiên cứu Stefanie Komossa, tại Trung Quốc cho rằng, sự kiện trên cho thấy các lỗ đen thật sự có thể tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao. Điều này giúp chúng ta hiểu được quá trình hình thành sớm của lỗ đen.

    Theo các nhà khoa học, nguồn cung cấp thức ăn của lỗ đen sẽ giảm đáng kể trong vài thập kỷ tới. Do đó, các tia X từ XJ1500+0154 sẽ mờ dần trong vài năm nữa.

    (Theo Astronomynow)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lo-den-khong-lo-nuot-tron-mot-ngoi-sao-a180130.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan