Loạt vật dụng trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, nhà nào cũng phải thận trọng


Thứ 3, 09/03/2021 | 04:06


Cùng sự kiện

Nếu không cẩn trọng, những vật dụng quen thuộc trong nhà dưới đây rất dễ gây cháy nổ. Gia đình nào cũng phải biết để phòng tránh.

Nếu không cẩn trọng, những vật dụng quen thuộc trong nhà dưới đây rất dễ gây cháy nổ. Gia đình nào cũng phải biết để phòng tránh.

Bình gas

Khi khí gas bị rò rỉ kết hợp với oxy trong không khí sẽ tạo thành hỗn hợp dễ cháy. Lúc này, chỉ cần tia lửa do bật công tắc bật đèn, quạt, điện thoại, giày cao gót có kim loại tiếp với mặt sàn... cũng có thể gây hậu quả khôn lường.

Tủ lạnh

Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có một cái tủ lạnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vật dụng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phát nổ rất lớn. Chính vì thế, khi quyết định sắm cho nhà mình một chiếc tủ lạnh thì nên cân nhắc mua những loại tốt, chất lượng để kéo dài tuổi thọ của tủ mà không gây ra các tai nạn nguy hiểm.

Pin sạc điện thoại

Ngày nay, điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Và trong số đó không ít người có thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại. Pin điện thoại sau một thời gian dài sử dụng quá tải hoặc không đạt chuẩn sẽ bị phồng lên. Theo thời gian, khi vượt quá giới hạn, pin sẽ nóng lên nhanh chóng và gây cháy nổ.

Ấm siêu tốc

Các bình đun siêu tốc kém chất lượng không nhãn mác, không rõ đơn vị sản xuất với giá thành siêu rẻ sẽ ví như "quả bom nổ chậm" trong nhà. Nên khi lựa chọn bình siêu tốc nên chọn đồ tốt để đảm bảo an toàn cho gia đình.

Bóng đèn dây tóc

Bóng đèn dây tóc khi được đốt cháy giống như một ống chân không và thực sự nổ tung khi bị quá tải. Do đó nên lựa chọn những loại bóng đèn của những thương hiệu uy tín, phù hợp với mục đích sử dụng để vừa an toàn lại góp phần tiết kiệm điện cho gia đình.

Đồ thủy tinh dưới ánh nắng mặt trời

Đồ thủy tinh, gương hoặc thậm chí là bể cá và cốc nước có thể tập trung ánh mặt trời bị phân tán vào một điểm nhỏ. Chỉ cần khoảng 50-60 giây, một ngọn lửa có thể bùng lên từ điểm đó và có thể khiến các vật ở gần như rèm, giấy hoặc quần áo bắt lửa. Để tránh điều này, hãy để những đồ thủy tinh tránh ánh nắng trực tiếp.

Bình xịt phun sương

Bình xịt phun sương thường được sử dụng để khử mùi, nấu ăn và làm sạch. Chúng chứa khí nén hydrocacbon, một hợp chất rất bắt lửa thường được tìm thấy trong dầu thô, xăng, và khí tự nhiên.

Nhiệt độ sôi của hydrocarbon thấp hơn một chút so với nhiệt độ phòng, bởi vậy, những bình xịt này không nên được để gần lửa hoặc những nơi có nhiệt độ cao.

Chất tẩy rửa và nước xả vải

Hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng không chỉ độc hại mà còn có thể bắt lửa. Nếu có thể, bạn nên thay thế chúng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, vừa để bảo đảm sức khỏe cho gia đình bạn và cũng là để giữ an toàn cho ngôi nhà.

Quạt thông gió trong phòng tắm

Nếu quạt thông gió trong phòng tắm không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, chúng có thể trở thành một trong những nguy cơ gây ra hỏa hoạn.

Bụi bẩn tích tụ có thể làm tắc cánh quạt, khiến động cơ phải hoạt động mạnh hơn để đạt công suất, từ đó dễ dẫn tới quá tải và bị nóng. Một nguyên nhân khác khiến động cơ quạt bị nóng là do liên tục hoạt động trong nhiều giờ.

Nước rửa tay bằng cồn

Nước rửa tay dạng lỏng hay dạng gel đều rất dễ cháy bởi thành phần của chúng bao gồm rượu etylic rất dễ bắt lửa. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nước rửa tay trước khi đi nấu ăn hoặc sử dụng bất cứ vật gì tạo ra lửa.

Việt Hương (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loat-vat-dung-trong-nha-tiem-an-nguy-co-chay-no-nha-nao-cung-phai-than-trong-a358564.html