+Aa-
    Zalo

    Lời kêu cứu từ những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội

    • DSPL
    ĐS&PL Dầm gỗ mục nát, mái ngói sụp đổ, tường nứt... khiến sự sống của người dân trong ngôi nhà 47 Hàng Bạc luôn ở trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.

    (ĐSPL)  - Tình trạng xuống cấp tại nhiều ngôi nhà cổ xây dựng từ thời Pháp đang khiến các hộ dân sinh sống tại đây không khỏi lo lắng và sợ hãi.

    Báo điện tử Một thế giới thông tin, ngôi nhà số 47 Hàng Bạc - ngôi nhà cổ nhất Hà Nội, không phải ai cũng đủ dũng cảm bước chân vào tận bên trong, quan sát ngôi nhà được coi là “biểu tượng” của khu phố cổ Hà Nội này.


    Lối đi dẫn vào các hộ dân vừa nhỏ, vừa hẹp lại thiếu sáng. Trải qua bao năm tháng, mưa gió, “ngôi nhà di sản” ngày nào giờ đã mục nát khiến những con người ngày ngày sinh sống ở nơi đây luôn thường trực một nỗi sợ: sợ sập nhà.

    Theo như lời kể của ông Đỗ Đình Khiêm, một cán bộ về hưu: “Cho đến nay gia đình đã có 4 thế hệ sống dưới căn nhà này nhưng thực sự là quá vất vả với ngôi nhà 47 Hàng Bạc. Từ xưa đây là ngôi nhà cổ có nhiều giá trị sau đó đã bao nhiêu lần sụp đổ từ trong ra ngoài. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, các phần phụ trong khu bếp của số 47 Hàng Bạc với diện tích 205m2 đã sập rồi tiếp tục đổ sập đến phần diện tích phụ ở giữa nhà. Những năm gần đây sự việc lại tiếp diễn dẫn tới lối đi cũng không thoát khỏi tình trạng này”.

    Trên thực tế, căn gác cổ cũng đã dầm, đã mọt và trong những năm 1994 trở về đây, từng mảng mái cũng đã sập đổ. Trước tình hình mỗi lần sập đổ như vậy, các hộ dân không còn cách nào khác là lại tiếp tục chắp vá bằng các nguyên liệu khác nhau, ông Khiêm cho biết thêm.


    Được biết, ngôi nhà 47 Hàng Bạc được xây dựng từ năm 1880, nay đã tròn 135 năm tuổi, là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Nếu xét trên phương diện kiến trúc thuần Việt thì đây là ngôi nhà cổ nhất phố cổ.

    Hiện tại, tư liệu tin cậy của ngôi nhà là bức ảnh mà người Pháp đưa sang Hà Nội năm 2001, mặt sau đề chụp năm 1883. Đặc trưng ngôi nhà cổ này là có lối đi ở giữa, mặt tiền nhô cao và đặc biệt là không có vỉa hè.

    Trước tình trạng nguy hiểm như hiện nay, không chỉ có những hộ dân sinh sống trực tiếp trong ngôi nhà cổ mà ngay cả những hộ dân sống sát mép cũng vô cùng lo sợ, hoang mang cho chính tính mạng của mình.

    Không chỉ ngôi nhà số 47 Hàng Bạc, rất nhiều ngôi nhà cổ Hà Nội cũng đang phải oằn mình chống chịu sự tàn phá của thời gian.

    TTXVN thông tin, từ nhiều năm nay, hơn 400 người dân đang phải ‘nín thở’ sống trong khu tập thể C5 Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bởi nơi đây đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

    Khu tập thể C5 Quỳnh Mai đang chờ cấp cứu.

    Nhà bị nghiêng lún, trong nhà ẩm thấp tối tăm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của những người dân. Nhà được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước và chưa từng một lần được sửa chữa. Trần nhà tróc vữa trơ cả lõi thép bên trong. Những mảng tường nứt toác, loang lổ, chỉ cần cào nhẹ là từng mảng vữa rơi lả tả. 

    Ngôi nhà số 6 Lý Thường Kiệt cũng lâm vào tình cảnh tương tự, theo một hộ gia đình sống tại địa chỉ này, đây là ngôi nhà họ thuê lại để ở. Tuy nhiên trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, các thành viên trong gia đình chỉ dám ở một số phòng. Những phòng xuống cấp nặng nề đành phải để hoang, không dám ở.

    Nhiều hộ gia đình cho hay, sự việc ngôi nhà cổ số 107 Trần Hưng Đạo đổ sập khiến họ rất lo lắng. Người dân mong muốn cơ quan chức năng sớm nghiên cứu, kiểm tra thực trạng xuống cấp các ngôi nhà cổ để có phương án cải tạo kịp thời.

    PV(Tổng hợp)

    [mecloud]uJ7Wwm3v2g[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-keu-cuu-tu-nhung-ngoi-nha-co-nhat-ha-noi-a113251.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.