+Aa-
    Zalo

    Lợi nhuận ACB đi ngang, nợ xấu tăng mạnh trong quý III/2021

    • DSPL
    ĐS&PL Theo kết quả kinh doanh mà ACB vừa công bố, lợi nhuận của nhà băng đi ngang so với cùng kỳ, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu/cho vay tăng mạnh từ 0,59% lên 0,84%.

    Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2021 với lãi thuần trong 3 tháng vừa qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ 2020, đạt 4.521 tỷ đồng. Thu nhập lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng tăng mạnh gần 30%, đạt 636 tỷ đồng.

    ngan hang acb loi nhuan di ngang no xau tang manh dspl
    ACB báo lãi đi ngang trong quý III/2021. Ảnh minh họa

    Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của nhà băng này tăng mạnh tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm trước lên 183 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng mạnh 142% lên 92 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, chi phí hoạt động ACB tăng mạnh so với cùng kỳ thêm 30% lên 2.254 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 4 lần lên 820 tỷ đồng.

    Đây là một trong những nguyên nhấn khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đi ngang trong quý III/2021 khi chỉ tăng 1%, ở mức 2.615 tỷ đồng.

    Tính riêng kết quả kinh doanh của ngân hàng mẹ, lãi trước thuế của ACB giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 2.360 tỷ đồng.

    Nhờ kết quả tích cực của 6 tháng đầu năm 2021 mà lũy kế 9 tháng, tổng lợi nhuận hợp nhất của ACB vẫn tăng mạnh 40% so với cùng kỳ, đạt 8.968 tỷ đồng. So với mục tiêu lợi nhuận 10.602 tỷ đồng đề ra năm nay, ACB đã hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận.

    Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của ACB đạt 479.300 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cuối năm 2020.

    Đáng chú ý, nợ xấu của ACB tăng mạnh hơn 50% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của ACB theo đó tăng từ 0,59% lên 0,84% sau 9 tháng.

    Trong các nhóm nợ của ACB, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng hơn 200% lên 639 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng gần 80% lên 724 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 20% lên 1.460 tỷ đồng.

    Dù chưa nằm trong nhóm nợ xấu, tuy nhiên nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) của ACB cũng tăng vọt hơn 300% lên 2.432 tỷ đồng.

    Chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp 3 lần từ 694 tỷ lên hơn 2.800 tỷ. Với việc đẩy mạnh trích lập dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB lên gần 200%.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-nhuan-acb-di-ngang-no-xau-tang-manh-trong-quy-iii-2021-a517417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan