+Aa-
    Zalo

    Lời nói dối giúp con thành thiên tài vang danh thế giới sau 20 năm của mẹ Edison

    • DSPL
    ĐS&PL Từ chỗ bị xem là đứa trẻ đần độn, Edison đã trở thành nhà phát minh của mọi thời đại nhờ vào cách dạy dỗ của mẹ.

    Từ chỗ bị xem là đứa trẻ đần độn, Edison đã trở thành nhà phát minh của mọi thời đại nhờ vào cách dạy dỗ của mẹ. 

    Edison hồi nhỏ.

    Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931. Ông là một trong những nhà khoa học, nhà phát minh người Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. Edison được người đời ca ngợi là vĩ nhân nhờ một loạt phát minh nổi tiếng như bóng đèn, máy hát, máy ghi âm... Được biết, trước khi qua đời ông có khoảng 1500 bằng sáng chế. Trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông và các bằng sáng chế khác ở Anh Quốc, Pháp, và Đức.

    Thông minh, tài giỏi là vậy nhưng ít ai ngờ rằng, Thomas Edison từng có một tuổi thơ đầy sóng gió. Ông bị đuổi học vì quá "ngu dốt" và lơ đãng trong lớp.

    Dù có vẻ ngoài kháu khỉnh, đáng yêu nhưng tuổi thơ của Edison lại bị nhiều người ghét bởi... hỏi quá nhiều. Trong khi những đứa trẻ khác còn đang ham chơi thì Edison lại luôn tò mò về mọi thứ xung quanh và muốn hiểu thấu đáo.

    Thầy giáo của Edison thậm chí từng than phiền: "Edison không chịu học hành mà luôn làm phiền người khác bằng những câu hỏi chẳng đâu vào đâu. Hôm qua cậu ta còn hỏi: Tại sao 2 cộng 2 lại bằng 4? 2 cộng 2 tất nhiên là bằng 4, lại còn hỏi vớ vẩn gì nữa. Cậu ta chỉ làm ảnh hưởng xấu đến các bạn khác mà thôi!".

    Không chỉ vậy, Edison còn từng bị cho là có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển vì 4 tuổi mới biết nói. Năm 7 tuổi, Edison khi ấy theo học tại trường tiểu học Port Huron, bang Michigan. Một hôm, cậu nhận được một mẩu giấy từ thầy giáo, yêu cầu mang về nhà cho mẹ đọc.

    Bà Nancy nhanh chóng mở ra xem nhưng vừa đọc xong thì bật khóc nức nở. Sau đó, bà cố gắng giữ bình tĩnh đọc cho con nghe: "Con trai của bà là một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình".

    Vì lý do này nên chỉ sau 3 tháng đến trường, Edison đã nghỉ học và được mẹ dạy dỗ cả về học hành và các kỹ năng, bài học sống quan trọng.

    Khi mẹ qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình. Đột nhiên, ông tìm thấy tờ giấy gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông mở ra và nhìn thấy dòng chữ được viết trên đó: "Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa".

    Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ".

    Thành công của Edison một phần nhờ vào công lao của mẹ. 

    Vì lo sợ con trai trở nên tự ti, trở nên rụt rè, buồn bã nên mẹ của Edison quyết định nói dối con. Khi cả thế giới quay lưng với Edison, bà quyết định dùng niềm tin, tình yêu của mình để dạy dỗ con nên người. Người mẹ vĩ đại này đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho con trai, bao bọc, che chở và là người thầy suốt đời của ông. Cuối cùng bà Nancy đã chứng minh cho cả thế giới thấy, họ đã đánh giá sai về con trai bà.

    Thomas Edison biết mình bị giáo viên xem là có vấn đề về tâm thần. Trong lớp học của những năm 1800, Thomas Edison gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. Rất ít người biết về chứng bệnh này vào thời điểm đó. Phải đến đầu những năm 1900, tức hàng chục năm sau khi Edison rời trường, những nghiên cứu đầu tiên về chứng khó đọc mới được thực hiện.

    Theo ghi chép của Quỹ Giáo dục Kinh tế, năm 1854, thầy Reverend G. B. Engle đã miệt thị học sinh 7 tuổi Thomas Alva Edison là kẻ đần độn, tâm thần. Edison đã rời trường Port Huron, Michigan, ngôi trường chính thức đầu tiên cậu bé theo học.

    Mẹ cậu, Nancy Edison, đã đưa cậu trở lại vào ngày hôm sau để thảo luận với thầy Reverend, tuy nhiên bà nổi giận với sự cứng nhắc của ông. Bà quyết định sẽ giáo dục con trai tại nhà, từ bỏ ngôi trường mà Edison mới theo học 3 tháng. Mặc dù Edison dường như có tham dự 2 trường học khác trong thời gian ngắn, song thiên tài này dành phần lớn tuổi thơ học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ.

    Trong cuốn tiểu sử "Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ", Louise Betts đi vào chi tiết, giải thích vì sao Edison gặp vấn đề với phong cách giảng dạy của thầy Reverend. Theo đó, đối với một đứa trẻ thường tìm hiểu mọi thứ theo cách của riêng mình và tự chơi một mình ngoài trời cả ngày dài, việc ngồi yên trong phòng học là điều rất khổ sở.

    Reverend G. Engle, thầy giáo của Edison đã cùng vợ mình dạy bọn trẻ nhớ bài bằng cách đọc to lên. Khi một đứa trẻ quên mất câu trả lời, hoặc không học thuộc đủ tốt, thầy Reverend đánh nó bằng roi da. Vợ ông cũng tán thành cách giáo dục này với suy nghĩ đòn roi sẽ giúp hình thành thói quen học tập cho bọn trẻ. Đòn roi của bà thậm chí còn nặng hơn cả chồng.

    Edison bối rối bởi cách dạy học này. Cậu bé không thể học trong nỗi sợ hãi. Cậu cũng không thể ngồi yên và ghi nhớ. Cậu thích nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài và đặt câu hỏi. Nhưng Reverend Engle bực tức với các câu hỏi của Edison. Vì lý do này, cậu không học được bao nhiêu từ trường học trong mấy tháng đầu và luôn đạt điểm kém.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-noi-doi-giup-con-thanh-thien-tai-vang-danh-the-gioi-sau-20-nam-cua-me-edison-a329029.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan