+Aa-
    Zalo

    Lý do khó ngờ khiến Tổng thống Trump chọn ngày 12/6 tổ chức hội nghị thượng đỉnh

    • DSPL
    ĐS&PL Ngày 12/6 có ý nghĩa gì đối với hai quốc gia lần đầu tiên ngồi vào bàn đàm phán để đạt tới hòa bình cho khu vực và thế giới?

    Ngày 12/6 có ý nghĩa gì đối với hai quốc gia lần đầu tiên ngồi vào bàn đàm phán để đạt tới hòa bình cho khu vực và thế giới?

    Ngày 12/6 vừa qua tại Singapore đã trở thành một trong những dấu mốc lịch sử quan trọng của lịch sử và chính trị thế kỷ 21. Quá trình đàm phán gay go và quyết liệt, những phát ngôn “tiền hậu bất nhất”, nhiều phát biểu từ các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đã kết thúc bằng một bản thỏa thuận gồm 4 điều khoản về phi hạt nhân hóa, hiệp định duy trì hòa bình và bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên. Nhưng nguyên nhân nào khiến Tổng thống Donald Trump nhất định chọn ngày 12/6 để tổ chức sự kiện lịch sử này?

    Đó chính là bài phát biểu nổi tiếng nhất về Chiến tranh Lạnh của cố Tổng thống Ronald Reagan vào ngày 12/6/1987 – một trong những thông điệp gửi tới Liên bang Xô Viết về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân và dỡ bỏ bức tường Berlin – biểu tượng ngăn cách chế độ Cộng sản và Tư bản tại Đức.

    Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đứng phát biểu trước bức tường Berlin và gửi thông điệp tới người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev ngày 12/6/1987 - Ảnh: Alamy

    Với phông nền là hình ảnh bức tường Berlin, Tổng thống Reagan tuyên bố trước đám đông tại Tây Đức: "Có một điều chắc chắn chính quyền Liên Xô có thể làm để bày tỏ thiện chí dành cho hòa bình và tự do", ông ngừng lời và tiếp tục: “Tổng thư ký Gorbachev, nếu ông cũng mong muốn hòa bình và mưu cầu sự thịnh vượng đến với Liên Xô và Đông Âu, nếu ông cũng chờ đợi sự tự do với mỗi người dân, hãy đến đây, đến bức tường này! Ông Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này!”. Tổng thống Reagan sau đó tiếp tục yêu cầu ông Gorbachev tham gia các cuộc đàm phán hạn chế sử dụng vũ khí hạng nặng với Mỹ.

    Hầu hết những nhân chứng vào thời điểm đó coi bài phát biểu của cố Tổng thống Reagan như một lời mời với lãnh đạo Gorbachev của Đảng Cộng sản Liên Xô về việc gia hạn các cuộc đàm phán từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đó cũng là một lời nhắc nhở rằng dù các nhà lãnh đạo Liên Xô đã bước đầu chấp nhận xác lập quan hệ ngoại giao với phương Tây, nước Mỹ muốn thấy những hành động thực tế và có thiện chí nhằm giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh.

    Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều vào ngày 12/6/2018 tại Singapore - Ảnh: BBC

    Ngày 12/6 của 31 năm về trước đã đánh dấu thông điệp và nền móng cho hòa bình đầu tiên giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới, hoàn toàn khác biệt về thể chế chính trị nhưng cùng sở hữu kho vũ khí hạt nhân và hơn hết, mong muốn hòa bình và yên ổn sau hai cuộc Thế chiến đau thương. Liệu ngày 12/6 của năm 2018 có là dấu hiệu tích cực cho những thay đổi mới trong khu vực và trên thế giới?

    Thu Phương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-do-kho-ngo-khien-tong-thong-trump-chon-ngay-126-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-a232935.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan