Lý do thực sự khiến Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, kéo Mỹ vào Thế chiến thứ II


Chủ nhật, 16/12/2018 | 08:50


Cùng sự kiện

Tại sao Nhật Bản chọn tấn công vào Trân Châu Cảng – lãnh thổ của một quốc gia có gấp đôi dân số, sản lượng thép gấp 5 lần và tổng thu nhập quốc dân gấp 17 lần?

Tại sao Nhật Bản chọn tấn công vào Trân Châu Cảng – lãnh thổ của một quốc gia có gấp đôi dân số, sản lượng thép gấp 5 lần và tổng thu nhập quốc dân gấp 17 lần?

Nhật Bản tiến đánh Trân Châu Cảng. Ảnh: Getty

Khoảng 350 chiếc máy bay của Nhật Bản đã xuất hiện trên bầu trời Trân Châu Cảng, đánh chìm hoặc làm tê liệt 8 tàu ​​chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trong vỏn vẹn 90 phút. Báo chí Nhật Bản sau đó dẫn tuyên bố của Nhật hoàng Hirohito, tuyên chiến với Mỹ và Vương quốc Anh.

"Chúng ta thực sự không thể không hướng mũi kiếm về phía Mỹ và Anh. Họ đã giảm thiểu nghiêm trọng các mối quan hệ kinh tế, đe doạ sự tồn tại của Đế chế Nhật Bản. Chúng ta đã chờ đợi và luôn chịu đựng với hy vọng rằng chính phủ có thể duy trì tình hình trong hòa bình. Tuy nhiên, đối thủ của chúng ta không cho thấy tinh thần hòa giải. Họ đã tăng cường áp lực kinh tế và chính trị để buộc Nhật Bản phải hành động”, nguyên nhân của vụ tấn công được công bố.

Cụ thể hơn, Mỹ đã áp dụng lệnh cấm vận với Tokyo để đáp trả hành động xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản. Sau khi các lực lượng Nhật Bản xâm lược Đông Dương thuộc Pháp (Việt Nam và Campuchia) vào tháng 6/1941, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã ban lệnh cấm xuất khẩu sắt, thép và dầu sang Nhật Bản.

Đế chế Nhật Bản ở Thái Bình Dương tồn tại phụ thuộc vào dầu mỏ - và Nhật Bản phải nhập 80% lượng dầu từ Mỹ. Vào thời điểm đó, Tokyo có khoảng 53 triệu gallon dầu dự trữ - chỉ đủ duy trì đế chế trong khoảng 1 năm. Có một nguồn cung cấp dầu thuận tiện hơn mà Nhật Bản hướng tới là thuộc địa Đông Ấn Hà Lan. Khi Vương quốc Anh bị trói buộc trong cuộc chiến với Đức Quốc xã còn Hà Lan thì đã bị chiếm đóng, Nhật Bản có thể sử dụng nguồn dự trữ dầu hiện có của họ, nắm bắt các giếng dầu quan trọng với điều kiện Tokyo buộc phải kéo Washington tham chiến.

Do đó, Nhật Bản bắt đầu xem xét một lựa chọn quân sự để làm tê liệt quân đội Mỹ ở Trân Châu Cảng - đủ nhanh để Mỹ không kịp trở tay và đủ lâu để đảm bảo các giếng dầu của Hà Lan bị ngó lơ.

Lúc đó, Đô đốc Yamamoto cảnh báo các nhà quân phiệt Nhật Bản rằng ông chỉ có thể duy trì chiến thắng trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, ông đã dấn thân và lên kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng, mà theo bất kỳ tiêu chuẩn quân sự thông thường nào thì đó cũng là một thành công phi thường. Cuộc xâm lược đồng thời của Nhật Bản đối với Đông Ấn Hà Lan, Singapore, Myanmar, Hồng Kông, Liên hiệp Malaya và Philippines ban đầu đã thành công ngoạn mục.

Sau này, các tàu sân bay Mỹ đã đánh chìm 4 tàu sân bay Nhật Bản trong trận Midway vào tháng 6/1942 và sau đó bắt tay vào một chiến dịch không ngừng tấn công, phá vỡ toàn bộ Đế chế Nhật Bản trong 3 năm sau đó.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-do-thuc-su-khien-nhat-ban-tan-cong-tran-chau-cang-keo-my-vao-the-chien-thu-ii-a253608.html