+Aa-
    Zalo

    Lý giải nguyên nhân "ngày biến thành đêm" ở Hạ Long

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Đơn giản, đó chỉ là do một cơn giông. Khi cơn giông kéo đến, mây đen che kín bầu trời, nên ánh sáng mặt trời không xuyên xuống được...

    (ĐSPL) – Đơn giản, đó chỉ là do một cơn giông. Khi cơn giông kéo đến thường kèm theo những đám mây dày và lớn, che kín bầu trời, nên ánh sáng mặt trời không xuyên xuống được. Đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “ngày biến thành đêm” ở Hạ Long vào lúc hơn 9h sáng nay tại TP.Hạ Long, Quảng Ninh.

    Ông Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã nhận định như trên khi trao đổi với phóng viên Đời sống và Pháp luật về hiện tượng thời tiết lạ - "ngày tối như đêm" - xảy ra hồi 9h15' sáng nay tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

    Clip hiện tượng lạ ngày biến thành đêm ở Hạ Long:

    Theo ông Hải, đây là một hiện tượng rất bình thường chứ không có gì "kỳ quái" hoặc quá phức tạp như mọi người nghĩ, chẳng qua có thể là do mọi người lâu nay không để ý mà thôi.

    Sáng nay, tại khu vực Hòn Gai, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) xảy ra một sự kiện là khiến dư luận xôn xao, đó là hiện tượng “ngày biến thành đêm”.

    Giữa ban ngày nhưng bỗng dưng trời tối sầm lại như ban đêm trong khoảng 10 phút (từ 9h05 đến 9h15 sáng 3/4) khiến người dân nơi đây không khỏi kinh ngạc. Trong nhà và trên tất cả các tuyến phố đều có ánh đèn sáng, người dân đổ ra đường để chứng kiến một sự kiện “hiếm có”. Được biết, trước đó không có bất cứ một dự báo nào về hiện tượng lạ này.

    Ngày biến thành đêm ở Hạ Long: Đơn giản chỉ do 1 cơn giông

    Giữa ban ngày nhưng ngoài đường trời tối đen như mực. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

    Lý giải rõ hơn về hiện tượng diễn ra sáng nay tại Quảng Ninh, ông Lê Thanh Hải cho biết: “Thực ra hiện tượng này chỉ là do một cơn giông. Như chúng ta đã biết, khi cơn giông kéo đến thì thường kèm theo những đám mây lớn và dày, che kín bầu trời, vì vậy mà ánh sáng mặt trời không chiếu xuống mặt đất được, khiến trời bỗng dưng tối như ban đêm. Và khi cơn giông qua đi, đám mây dày và lớn kia cũng không còn che kín bầu trời nữa, mặt trời chiếu sáng như thường nên ánh sáng lại trở lại. Nói một cách dễ hiểu hơn, hiện tượng này chỉ do ánh sáng mặt trời bị cản trở, chứ không liên quan đến bất kỳ yếu tố thiên văn nào khác”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-nguyen-nhan-ngay-bien-thanh-dem-o-ha-long-a27955.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    10 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất

    10 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất

    Có rất nhiều điều của tạo hóa khiến chúng ta phải “há miệng” kinh ngạc từ những đám mây sắp xếp ngay ngắn đến những nhũ băng đá trong lòng đại dương.