+Aa-
    Zalo

    Ly kỳ chuyện sản phụ sinh con giữa trận động đất 7,3 độ Richter ở Nepal

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Sản phụ Asha Shrestha 29 tuổi hoảng hốt khi nhìn thấy các vết nứt dần dần xuất hiện trên các bức tường bệnh viện.

    (ĐSPL) - Sản phụ Asha Shrestha 29 tuổi hoảng hốt khi nhìn thấy các vết nứt dần dần xuất hiện trên các bức tường bệnh viện.

    Asha Shrestha cảm nhận rõ mặt đất đang rung chuyển dữ dội dưới chân khi cô chuẩn bị sinh nở trong trận động đất với cường độ 7,3 độ Richter hôm thứ Ba ngày 12/5 theo giờ địa phương.

    Mầm sống trong thảm họa

    Hai ngày sau khi vượt cạn thành công, sản phụ Asha Shrestha nhớ lại thời khắc đón chào cô con gái ngay lúc trận động đất xảy ra. Ngày 12/5, các bác sỹ tại bệnh viện Prashuti Griha (Thủ đô Kathmandu) chuyển Asha Shrestha, 29 tuổi, đến phòng phẫu thuật khi cô chuẩn bị sinh con gái thứ 3. Lúc này, trận động đất 7,3 độ Richter xảy ra gây rung lắc dữ dội ở những vùng gần tâm chấn.

    Những mảng thạch cao trên các bức tường bắt đầu rơi xuống. Tất cả bệnh nhân đều tìm cách chạy thục mạng ra khỏi nhà hộ sinh tại bệnh viện Prashuti Griha, Nepal. Trong khi đó, Asha Shrestha đang nằm ở phòng mổ chờ đón đứa con sắp chào đời.

    Anh Bharat, cha đứa trẻ hạnh phúc khi vợ anh vượt cạn thành công.

    Tất cả mọi thứ đã trở nên hỗn loạn. Tại bệnh viện vào thời điểm đó, bệnh nhân bắt đầu chạy tán loạn khắp nơi. Các bác sỹ chờ đợi cùng cô Shrestha cho đến khi mặt đất ngừng rung chuyển, sau đó gia đình cô xông vào phòng. Người thân của Shrestha quá kinh hoàng liền đưa cô ra khỏi phòng sinh và che chở cô trong một chiếc lều khi trận động đất 7,3 độ Richter xảy ra.

    Những người thân của Asha đang đợi bên ngoài phòng mổ khi mặt đất bắt đầu rung chuyển vào khoảng 12h35 trưa ngày 12/5 (giờ địa phương). “Khi bác sỹ đã sẵn sàng giúp chị ấy sinh con thì cơn địa chấn bắt đầu. Tôi rất sợ hãi. Chúng tôi chỉ có 10 phút để đưa chị rời khỏi phòng”, Eta Laxmi, người nhà của Shrestha, nói với Daily Mail. Người chồng là anh Bharat 38 tuổi, đứng ở bên ngoài cho biết: “Tôi đang đứng ở cổng chính của bệnh viện. Tôi rất lo cho vợ và con”.

    Shrestha bị cơn đau đẻ hành hạ suốt thời gian ở trong lều. Một giờ sau, Shrestha đã sinh con gái mình trong một phòng cấp cứu và nằm bên cạnh những bà mẹ khác trên sàn nhà một hành lang. Shrestha nhớ lại cô rất sợ hãi. May mắn khi tỉnh dậy cô đã thấy con gái bé nhỏ nằm bên cạnh. Cô nói: “Hiện tôi đã ổn”.

    Sau đó, cô Shrestha nhanh chóng được chuyển tới nằm cạnh những sản phụ và em bé mới sinh khác tại hành lang bệnh viện. Người cha vui mừng chia sẻ: “Chúng tôi rất hạnh phúc vì bé gái đã an toàn”.

    Đứa trẻ mới sinh là con thứ ba của hai vợ chồng Shrestha. Hai cô con gái lớn đang trú ẩn tại một khu tạm được dựng lên trên những ngôi nhà đổ nát tại Swayambhu. “Nhà của chúng tôi là một căn nhà cũ. Nó đã sụp đổ hoàn toàn, chúng tôi thậm chí không có thời gian để lấy bất kỳ vật dụng gì từ nhà của mình. Chúng tôi không có nhà để đưa cô ấy trở về”, ông Bharat nói. “Tôi phải đặt tên thế nào cho đứa bé sinh ra từ trận động đất này đây”, người cha nói thêm.

    Dù sinh em bé an toàn nhưng cô Shrestha dường như vẫn chưa thể hoàn hồn sau những gì đã xảy ra. Shrestha cứ liên tục hỏi trong trạng thái lo lắng: “Chúng ta sẽ làm thế nào đây, chúng ta sẽ sống thế nào đây”.

    Dũng cảm và kiên nhẫn

    Ngôi nhà của gia đình cô đã bị phá hủy cách đây khoảng ba tuần khi trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tàn phá Nepal khiến hơn 8.000 người thiệt mạng, san phẳng nhiều làng mạc và khiến hàng trăm ngàn người rơi vào cảnh vô gia cư.

    Tính đến thời điểm hiện tại, bộ Nội vụ Nepal cho hay, có 65 người đã được xác nhận thiệt mạng trong vụ động đất mới nhất, gần 2.000 người khác bị thương. Số này dự kiến còn tăng cao trong khi giới hữu trách tiếp cận tới các vùng xa xôi hẻo lánh hơn. Ít nhất 17 người đã thiệt mạng tại Ấn Độ. Một trực thăng cứu hộ của Mỹ chở theo tám người, cũng đã mất tích.

    Nhiều người đã ngủ ngoài đường, tương tự như tình trạng sau trận động đất hôm 25/4 vì sợ các cơn hậu chấn sẽ làm sập thêm nhà cửa. Nhiều người vẫn chưa thể trở về nhà sau khi trận động đất với cường độ 7,8 độ Richter xảy ra hôm 25/4 khiến hơn 8.000 người thiệt mạng.

    Các chính trị gia hôm thứ Ba đã phải sơ tán khỏi tòa Quốc hội ở Kathmandu sau khi cơn động đất đi qua. Thủ tướng Suhil Koirala phát biểu sau đó: “Chúng ta cần đối mặt với thời khắc thiên tai như thế này bằng sự dũng cảm và kiên nhẫn”.

    Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ báo cáo có khoảng 20 cơn hậu chấn kể từ hôm 12/5 tới nay. Các chấn động cũng được cảm nhận ở tận Ấn Độ, nơi đã có ít nhất 4 người tử vong, và tận Tây Tạng, nơi báo cáo 1 ca thiệt mạng.

    Bước lên từ đống đổ nát

    Chính phủ và các cơ quan viện trợ mấy tuần qua đã nỗ lực cung cấp thực phẩm, nước uống, và lều bạt cho các nạn nhân trong chiến dịch nhân đạo vốn đã phải chật vật ngay từ những ngày đầu vì điều kiện thời tiết xấu và khó tiếp cận các khu vực hẻo lánh, hiểm trở ở quốc gia nghèo khó này.

    [mecloud]PBJfibmoL4[/mecloud]

    Video: Cận cảnh động đất 7,9 độ richter tại Nepal

    Người ta đang lo ngại rằng công tác cứu trợ và phục hồi hiện đang được tiến hành ồ ạt ở Nepal, có thể gặp trở ngại. Chỉ vài ngày trước, giới hữu trách Nepal đã yêu cầu các đoàn cứu hộ quốc tế rời khỏi nước khi trọng tâm chuyển qua các biện pháp cứu trợ.

    Nepal thường xảy ra động đất do nước này nằm trên vùng tiếp xúc của hai mảng kiến tạo lục địa Ấn Độ và lục địa Á - Âu. Năm 1934, cơn địa chấn cường độ 8,1 độ Richter xảy ra ở Nepal khiến hơn 10.000 người thiệt mạng.

    Ông L.S.Rathore, người đứng đầu sở Khí tượng Ấn Độ nói, trận động đất này nằm dưới sâu hơn so với trận xảy ra hồi tháng 4. Những trận động đất ở sâu hơn thường gây ít thiệt hại hơn, nhưng ông Rathore nói trận động đất có khả năng gây thiệt hại. Ông nói các kiến trúc đã bị suy yếu vì trận động đất trước có thể trở nên dễ bị hư hại hơn sau khi xảy ra trận động đất mới nhất. 

    Vì sao động đất lớn xảy ra ở Nepal?

    Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ thì Nepal nằm trên đường phay đối nghịch “thrust fault”, một phần của lớp kiến tạo vỏ Trái Đất bị đẩy dưới một lớp kiến tạo khác.

    Ông John Bellini, chuyên gia địa vật lý của trung tâm Quốc gia Thông tin về Động đất thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ giải thích: “Những điểm cơ bản về địa chất của khu vực là lớp kiến tạo địa tầng Ấn Độ bị tống và đẩy đi phía bên dưới lớp kiến tạo Âu - Á, và vì hai lớp này di chuyển nghịch chiều, hướng về phía nhau… lực đẩy tăng lên qua thời gian. Dù sự di chuyển không liên tục, nhưng khi di chuyển nó tạo ra cú sốc và thế là có động đất lớn”.

    Động đất sẽ còn xảy ra trong khu vực này trong tương lai, vì vị trí của nó nằm ở nơi hai lớp kiến tạo đẩy vào nhau, nhưng ông Bellini nói rằng thời gian giữa hai trận động đất tương đối lâu dài – đôi khi nhiều thập niên.

    THANH XUÂN

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-ky-chuyen-san-phu-sinh-con-giua-tran-dong-dat-73-do-richter-o-nepal-a94650.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.