Cách phòng chống ung thư cho nhân viên ngồi văn phòng


Thứ 2, 25/09/2017 | 06:06


Cùng sự kiện

Không ai có thể ngờ rằng những nhân viên làm việc trong văn phòng "mưa không đến mặt, nắng không đến đầu" lại là nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn bình thường.

Không ai có thể ngờ rằng những nhân viên làm việc trong văn phòng "mưa không đến mặt, nắng không đến đầu" lại là nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn bình thường.

Những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải

Đừng nhìn những nhân viên văn phòng chỉ toàn ngồi làm việc có vẻ nhàn hạ, công việc của họ lại đầy rẫy những rủi ro cho sức khỏe.

Với đặc tính nghề nghiệp phải ngồi hơn 8 giờ trước máy tính, làm việc suốt cả tuần, ít vận động… giới văn phòng rất dễ mắc phải những căn bệnh về tim mạch, bệnh về xương khớp, bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh về mắt… và ung thư.

Theo các nghiên cứu mới nhất ở Việt Nam, mỗi năm số ung thư mới mắc của Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng lên. Nhận định chung, ung thư và tai nạn giao thông là hai sự rủi ro lớn nhất mà người Việt Nam lo sợ. Tuy vậy, con số tử vong vì ung thư gấp 7 lần tai nạn giao thông. Trong đó, phải kể đến ung thư vú – phụ khoa và ung thư đầu – cổ là những bệnh ung thư thường gặp ở giới văn phòng hơn cả.

Các bệnh ung thư phụ khoa với ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo… cũng là bệnh phụ nữ văn phòng rất dễ mắc phải do môi trường làm việc trong phòng điều hòa, chế độ làm việc ngồi trên ghế kéo dài, kèm theo đó là sự thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm không khí khi rời phòng làm việc sang môi trường sống có không khí tự do – lại là nhân tố gây viêm nhiễm.

Môi trường làm việc cũng là nguyên nhân chính gây nên nguy cơ về bệnh ung thư đầu – cổ: Vùng có nhiều cơ quan trọng yếu như não và các cơ quan khác: mắt - tai - lưỡi- mũi vừa là ngã tư của đường ăn, đường thở vừa là cửa ngõ đi vào cơ thể.

Các bệnh ung thư thường gặp ở vùng đầu cổ thường gặp nhất là: ung thư vòm họng, ung thư sàng hàm, ung thư Amidal, ung thư hạ họng – thanh quản, ung thư hạch vùng cổ, ung thư tuyến giáp, ung thư lưỡi…

Nguyên nhân gây nên tình trạng trên

- Tiếp xúc nhiều với chì: Những chiếc máy in, máy photocopy, máy fax thân thiết của dân văn phòng cùng các loại giấy tờ in ấn khác nhau đều có thể trở thành nguồn gốc gây nhiễm độc chì. Bụi mực tích tụ lâu ngày trong các thiết bị này có thể phát tán trong không khí, xâm nhập và tích tụ dần dần trong cơ thể.

Phơi nhiễm với chì trong một thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng về thần kinh, gây vô sinh. Ở mức độ nặng hơn, nhiễm độc chì có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

- Thường xuyên tiếp xúc với các chất hữu cơ độc hại trong không khí: Không chỉ có chì, môi trường văn phòng còn chứa nhiều chất hữu cơ độc hại không kém như formaldehyte, benzen, toluene, acetone… các chất này phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như các thiết bị văn phòng (máy in, máy tính…), các chất tẩy rửa độc hại, bàn ghế,… Các chất này được gọi chung vào nhóm VOCs (các chất hữu cơ bay hơi).

VOCs dễ dàng bị hấp thu qua phổi, thông qua máu vào não gây suy giảm hệ thống thần kinh. Formaldehyde cũng được IARC- Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế xếp vào nhóm các tác nhân gây ung thư ở người.

- Ngồi nhiều, lười vận động: Ngồi lâu một chỗ, lười vận động khiến cho mỡ thừa tích tụ ngày một nhiều. Các mô mỡ là nơi tích tụ độc tố nhiều nhất trong cơ thể. Thói quen lười vận động lại càng khiến cho những độc tố này khó bị giải phóng để đào thải ra ngoài. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì ở nhân viên văn phòng.

Việc ngồi nhiều ít vận động còn là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Khi bệnh thành kinh niên thì nguy cơ ung thư đại tràng cũng không còn xa nữa.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ít vận động làm tăng nguy cơ ung thư tủy, ung thư vú và ung thư buồng trứng ở các chị em.

- Thói quen ăn vặt: Ăn vặt đã trở thành thói quen khó bỏ của không chỉ các chị em mà còn của cánh đàn ông văn phòng.

Những món ăn vặt hấp dẫn thường ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều calo, đặc biệt là các món ăn nhiều đường, tinh bột, nhiều dầu mỡ và có thể chứa nhiều phụ gia độc hại, tiềm ẩn nguy cơ ung thư như: BHA, BHT, TBHQ là những chất bảo quản trong thực phẩm, đã được chứng minh là gây ung thư trên chuột khi sử dụng liều 2% khẩu phần ăn của chuột. Nitrit (NaNO2), nitrat sodium (NaNO3) là những chất ổn định màu, có thể chuyển hóa thành hợp chất nitrosamine gây ung thư dạ dày…

- Căng thẳng stress: Stress là điều không thể tránh khỏi đối với nhân viên văn phòng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có một mối liên hệ thực sự giữa căng thẳng và nguy cơ ung thư.

Những người bị ung thư có mức hormon căng thẳng tăng cao trong cơ thể của họ, làm tăng di căn và hoạt động của bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy các hormon căng thẳng như cortisol có thể ảnh hưởng đến các enzyme gây viêm, hoạt hóa quá trình viêm - tiền thân của một số bệnh ung thư và các bệnh khác.

Căng thẳng còn khiến các gốc tự do trong cơ thể tạo ra nhiều hơn. Các gốc tự do này sẽ tấn công lên cấu trúc tế bào, gây tổn thương, đột biến tế bào - nguyên nhân hình thành tế bào ung thư.

Phương pháp phòng chống

Sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng ta chỉ tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong một thời gian ngắn, hay các thói quen trên chỉ xẩy ra trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày chúng ta làm việc 8 tiếng tại văn phòng, và lặp lại mỗi tuần 5-6 ngày trong suốt nhiều năm thì chắc chắn nó sẽ tạo ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe. Do vậy, việc điều chỉnh các thói quen và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ là việc bạn cần thực hiện ngay từ bây giờ.

Đầu tiên, bạn hãy thay thế các món ăn vặt có hại này bằng hoa quả hay nhâm nhi một vài loại hạt khô như hạt điều, óc chó, hạnh nhân… vẫn đảm bảo ngon miệng, và cung cấp các chất dinh dưỡng, các chất chống oxi hóa, đảm bảo cho bạn một sức khỏe về lâu dài.

Ngoài giờ làm việc, các nhân viên văn phòng hãy tranh thủ vận động thật nhiều để ngăn ngừa các căn bệnh do nghề nghiệp mang lại. Tập thiền tập, yoga, chạy bộ,… là một trong những cách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và cũng là cách tuyệt vời để giúp giảm nguy cơ ung thư. Hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để thư giãn cơ thể, bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại.

Không chỉ có vậy, các biện pháp khác như thải độc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đang có các dấu hiệu như: thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung, khó ngủ, hay đau đầu, dị ứng, nổi mụn… rất có thể cơ thể bạn đang bị tích tụ độc tố. Nếu không kịp thời đào thải, các độc tố này sẽ tấn công tế bào và dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau như ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…

Các bệnh ung thư dù nguy hiểm nhưng đều có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Muốn làm được điều này, mỗi người phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức nhất định về sức khỏe, cộng với chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh và hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ.

(Tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-phong-chong-ung-thu-cho-nhan-vien-ngoi-van-phong-a202733.html