+Aa-
    Zalo

    Tìm hiểu bộ tộc miền núi khuyến khích đổi vợ và thỏa mái hôn người lạ

    • DSPL
    ĐS&PL Tại đây, đàn ông và phụ nữ được hôn nhau một cách nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của đối phương, nếu thích họ còn có thể vui vẻ đổi vợ cho nhau.

    Tại đây, đàn ông và phụ nữ được hôn nhau một cách nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của đối phương, nếu thích họ còn có thể vui vẻ đổi vợ cho nhau.

    Bộ tộc Drokpa (hay Brogpa) là một bộ tộc nhỏ sinh sống dọc theo sông Indus ở vùng Jammu và Kashmir ở miền bắc Ấn Độ, một bộ lạc cổ xưa được gọi là những người Aryans cuối cùng của dãy Himalaya - Ảnh Daily Mail.

    Bộ tộc được cho là có nguồn gốc từ quân đội của Alexander đại đế di cư tới đây - Ảnh Daily Mail.

    Người dân bộ tộc cổ xưa này diện áo len, áo choàng da dê và tô điểm cho mình bằng những chiếc mũ trùm đầu. Phụ nữ có trang sức làm từ hoa, lông và vỏ sò - Ảnh Aljazeera.

    Người dân bộ tộc chủ yếu là làm nông, nơi thiên nhiên khá ưu đãi cho họ. Tuy nhiên hiện nay, đối với nhiều người dân địa phương, du lịch mạng lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ vào mùa hè. “Hiện tại, chúng tôi thu 5 USD đối với mỗi du khách muốn chụp ảnh và mặc trang phục truyền thống của người Drokpa. Bạn sẽ phải trả nhiều hơn nếu muốn quay video”, Thinley Aryan, một thành viên của bộ tộc Drokpa, cho biết - Ảnh Aljazeera.

    Các thành viên của cộng đồng Drokpa đều theo đạo Phật Tây Tạng - Ảnh Aljazeera.

    Người dân bộ tộc hiện vẫn sử dụng biểu tượng chữ Vạn cổ tiếng Phạn như một nét văn hóa đặc biệt của mình - Ảnh Daily Mail.

    Một điểm đặc sắc trong văn hóa của người Drokpa là các nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương. Đàn ông ở đây được khuyến khích đổi vợ trong nội bộ cộng đồng - Ảnh Aljazeera.

    Đàn ông trong bộ tộc cũng diện những chiếc mũ bằng hoa trong các dịp lễ tết. Người dân bộ tộc yêu những buổi tiệc và nhảy múa - Ảnh Daily Mail.

    Người dân bộ tộc này hiện chỉ còn khoảng 3.000 người - Ảnh Daily Mail.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tim-hieu-bo-toc-mien-nui-khuyen-khich-doi-vo-va-thoa-mai-hon-nguoi-la-a244054.html
    Sự kiện: Chuyện lạ
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan