+Aa-
    Zalo

    Mô, tạng của tử tù tiêm thuốc độc có sử dụng được không?

    • DSPL
    ĐS&PL Theo chuyên gia, về mặt y tế, một người tiêm thuốc độc rồi chắc chắn nguồn nội tạng sẽ không thể tiếp nhận và sử dụng được.

    Theo chuyên gia, về mặt y tế, một người tiêm thuốc độc rồi chắc chắn nguồn nội tạng sẽ không thể tiếp nhận và sử dụng được.

    Ngày 9/7, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, quê tỉnh An Giang) mức án tử hình về tội Giết người, 8 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hợp hình phạt chung là tử hình.

    Trước đó, khi được nói lời sau cùng, Tình bình tĩnh nói lời xin lỗi không thể trả hiếu cho cha mẹ "chỉ vì hành động nhỏ thiếu suy nghĩ con phải trả giá bằng mạng sống của mình" và xin được hiến tạng cho y học.

    Tuy nhiên, theo Điều 59, luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định, hình thức và trình tự thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định. Chính vì thế, câu hỏi mà nhiều người đặt ra, sau khi tiêm thuốc độc, có thể lấy mô tạng của tử tù đó hay không?

    Tử tù Nguyễn Hữu Tình.

    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Hoàng - Giám đốc ngân hàng Mắt (bệnh viện Mắt Trung ương) - người trực tiếp thực hiện rất nhiều ca lấy giác mạc, cho hay, giác mạc chỉ lấy sau khi người hiến đã qua đời.

    "Từ trước tới nay chưa có trường hợp nào lấy được tạng của tử tù. Với tử tù tiêm thuốc độc, cũng giống như bệnh nhân bị rắn cắn hay bệnh dại, giác mạc không thể dùng được", ông Hoàng nói.

    Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Hoàng Phúc - Giám đốc trung tâm Điều phối và ghép tạng Quốc gia cũng trao đổi, theo quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đơn hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được hiến xác, hiến mô, tạng.

    "Quy định của luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác là như thế. Vậy, tử tù có phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự hay không?

    Hiện nay, luật liên quan tới tử hình là tiêm thuốc độc. Về mặt y tế, một người tiêm thuốc độc rồi chắc chắn nguồn nội tạng sẽ không thể tiếp nhận và sử dụng được.

    Trong trường hợp đó, có người quan điểm cho rằng, chúng ta có thể lấy tạng trước khi tử hình, trước khi tiêm thuốc độc. Nếu như vậy phải sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan, thay đổi hình thức tử hình có liên quan", ông Phúc chia sẻ.

    Trước đó, trước khi thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Hải Dương, trên một trang mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng, trước tình trạng thiếu nội tạng để ghép cho người sống, bộ Y tế đã chấp thuận việc hiến nội tạng của Dương.

    Đại diện bộ Y tế thời điểm đó đã khẳng định, những thông tin trên chỉ là tin thất thiệt. Đồng thời, theo đại diện bộ Y tế, luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác không quy định lấy thi thể của tử tù. Trường hợp tử tù Nguyễn Hải Dương thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc thì việc lấy tạng không còn đáp ứng được yêu cầu nữa.

    Nguyễn Huệ

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mo-tang-cua-tu-tu-tiem-thuoc-doc-co-su-dung-duoc-khong-a235926.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan