Mỡ thối bủa vây người tiêu dùng và "mê cung" thực phẩm bẩn


Thứ 6, 26/06/2015 | 09:44


(ĐSPL) - Thông tin cơ quan chức năng bắt giữ mỡ thối, mỡ bẩn, thực phẩm bẩn cứ khoảng vài ngày lại xuất hiện. Thực phẩm bẩn giống như "mê cung" bủa vây người tiêu dùng..

(ĐSPL) - Thông tin cơ quan chức năng bắt giữ mỡ thối, mỡ bẩn, thực phẩm bẩn cứ khoảng vài ngày lại xuất hiện. Thực phẩm bẩn giống như "mê cung" khiến người tiêu dùng thấy hoang mang.

[mecloud]IEmFePw1cx[/mecloud]

Ngày 26/6, ông Nguyễn Hồng Triệu, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Bình Chánh (TP.HCM) cho biết đoàn liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của huyện phối hợp UBND xã Lê Minh Xuân tiến hành kiểm tra nhà không số ở tổ 7, ấp 5 do bà Lê Trần Bích Chi thuê để hoạt động sơ chế, chế biến mỡ động vật.

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận có tám tấm da trâu bò đang ướp muối, 190 kg mỡ vụn, 30 kg mỡ đang sơ chế, 135 kg mỡ thành phẩm. Toàn bộ lô hàng trên không rõ nguồn gốc, chế biến trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh thú y, đầy ruồi nhặng.

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận có tám tấm da trâu bò đang ướp muối, 190 kg mỡ vụn, 30 kg mỡ đang sơ chế, 135 kg mỡ thành phẩm.

Chẳng những kinh doanh không giấy phép đăng ký, chủ hàng còn không hợp tác với cơ quan chức năng giải quyết vụ việc. Đoàn kiểm tra lập hồ sơ bàn giao UBND xã Lê Minh Xuân tiếp tục xử lý và thực hiện tiêu huỷ toàn bộ lô hàng theo quy định.

Trước đó, vào khoảng 15h chiều nay 3/2, tổ công tác của Đội CSGT số 14 do Trung tá Phạm Văn Tuyến- Đội phó Đội CSGT số 14, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội làm nhiệm vụ trên tuyến đường Tam Trinh, Pháp Vân phát hiện chiếc xe tải mang BKS 20L-6500 đang lưu thông trên đường Tam Trinh hướng về khu vực trung tâm nội thành có biểu hiện nghi vấn đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra hành chính.

Quá trình kiểm tra, CSGT phát hiện trong thùng xe tải có hàng chục bao tải dứa. Khi mở ra, bên trong những bao tải này chứa mỡ động vật.

Tổng trọng lượng số mỡ "bẩn" trên ước chừng hơn 2 tấn. Nhiều trong số các bao tải trên đã chuyển sang màu lạ, bốc mùi khó chịu, ruồi nhặng vây kín.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe là Nguyễn Văn Trường (SN 1986) ở TP Bắc Ninh đã không xuất trình được bất cứ hóa đơn, chứng từ, giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm của số hàng trên.

Nguyễn Văn Trường tường trình nhận chở số hàng trên cho chủ hàng từ Bắc Ninh ra Hà Nội để tiêu thụ vào trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn.

Ngay sau khi nhận được tin báo của CSGT, Đội CSMT CAQ Hoàng Mai, Trạm thú y quận Hoàng Mai cũng có mặt.

Tại đây, qua kiểm tra số mỡ trên, ông Phạm Đăng Vĩnh-Trạm trưởng Trạm thú y quận Hoàng Mai nhận định, rất có khả năng số thực phẩm, mỡ "bẩn" này được chủ hàng thu mua gom lại từ nhiều nơi sau đó sơ chế qua để mang đi tiêu thụ, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vô cùng lớn.

Sơ chế mỡ không đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Cơ quan thú y TP.HCM.

Người tiêu dùng trong “mê cung” thực phẩm bẩn

Cứ khoảng vài ngày lại xuất hiện thông tin về các cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn trên địa bàn cả nước. Có những vụ việc làm rúng động cả thị trường tiêu dùng khi nhà sản xuất bất chấp mọi thứ để kiếm lời. Dù các cơ quan chức năng đã liên tục tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm nhưng tình trạng này vẫn chưa thấy dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Thực phẩm bẩn len lỏi vào từng khu chợ, khiến người tiêu dùng không biết phải lựa chọn ra sao. Việc sử dụng thực phẩm độc hại trong thời gian dài không chỉ gây các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn khiến người tiêu dùng mắc những bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí là ung thư. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 20 năm nữa, các ca ung thư trên toàn thế giới sẽ tăng 57\% (từ 14 triệu năm 2012 lên 22 triệu vào năm 2032). Trong đó, Việt Nam được dự đoán là đất nước có số ca ung thư tăng nhanh nhất thế giới mà nguyên nhân chính là các loại hóa chất độc hại dùng để tẩm ướp tồn dư trong thực phẩm.

Chỉ trong tháng 10/2014, cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngàn người dân. Đơn cử là vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể của Công ty TNHH MTV DHA (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) làm 360 người phải nhập viện ngày 14/10. Sau 10 tiếng dùng bữa trưa tại bếp ăn của công ty này, hàng loạt công nhân đã xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Thức ăn nghi ngờ gây ra ngộ độc là món khô cá mối chiên. Hay mới đây, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang đã phải gấp rút chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức cấp cứu 153 người bị ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Theo số liệu của Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP, trong gần 14 năm, cả nước xảy ra 2.683 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 78.051 người bị ngộ độc phải nhập viện với 688 ca tử vong.

Một chuyên gia về thực phẩm cho biết: “Rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt và lựa chọn thực phẩm sạch chỉ bằng mắt thường, điều này giống như việc đánh đố người tiêu dùng. Theo tôi, có một số mẹo nhỏ để lựa chọn nguyên liệu, như thịt heo cần có độ đàn hồi nhất định, thớ thịt đều, có màu hồng tự nhiên, không chảy nhớt và không có mùi hôi. Đối với cá, thì mắt cá phải trong, thịt cá cần có độ cứng nhất định và sau khi đã chế biến thì thịt chắc nhưng không cứng.

Tuy nhiên, những mẹo này rất cảm tính và không phải ai cũng áp dụng được. Do đó, cách tốt nhất để lựa thực phẩm sạch là dựa vào uy tín và vệ sinh của nơi bán. Thịt được bày bán ở siêu thị thông thường đã được qua tuyển chọn, tươi và đảm bảo hơn thịt bán tại các chợ truyền thống về cả chất lượng thịt lẫn vệ sinh tại nơi bán”.

Rõ ràng, việc thực phẩm bẩn tràn lan là do người bán thấy lợi trước mắt mà không suy xét cặn kẽ những tác hại khủng khiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Người dân chỉ có thể tự bảo vệ mình và gia đình qua những biện pháp phòng ngừa, hạn chế việc ăn uống ngoài hàng quán, nhất là các quán ăn bình dân.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

[mecloud]CJlmr3ozo7[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mo-thoi-bua-vay-nguoi-tieu-dung-va-me-cung-thuc-pham-ban-a99908.html