+Aa-
    Zalo

    Mỗi ngày chỉ cần làm thêm việc này bạn sẽ ngăn ngừa được cả tá bệnh tật

    (ĐS&PL) - Ngoài việc nghỉ ngơi, chăm sóc và massage chân, kiễng chân là một cách giữ gìn sức khỏe đơn giản, hiệu quả bậc nhất. Một lần kiễng chân có thể thúc đẩy sự kết hợp của 8 cơ ở chân. Đây cũng là một hình thức tập thể dục được sử dụng nhiều trong các bài tập khí công.

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bàn chân là cơ quan chứa nhiều dây thần kinh ngoại vi. Chúng có liên quan mật thiết đến não bộ, cho nên nếu kích thích đúng cách sẽ cải thiện nhiều cơ quan trong người. Chính vì lý do này, các chuyên gia đã khẳng định bàn chân là "trái tim thứ hai" của cơ thể.

    Để đạt kết quả một cách tốt nhất, các chuyên gia Đông y khuyên chúng ta nên duy trì động tác kiễng chân hàng ngày để đạt kết quả rõ rệt. Khi đi bộ, bạn hãy kiễng chân lên cao hết sức có thể, sau đó thả lỏng và hạ xuống. Lúc này trọng lực cơ thể sẽ dồn vào ngón chân.

    moi ngay chi can lam them viec nay ban se ngan ngua duoc ca ta benh tat1

    Hãy thực hiện việc này khoảng 10 phút mỗi ngày, có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào. Theo Jake Tipane – Cử nhân Sức khỏe Sinh sản tại Đại học California (Mỹ), khi duy trì được thói quen này thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe như sau:

    Giúp não bộ khỏe mạnh hơn

    Việc đi kiễng chân sẽ khiến não bộ phải làm việc để duy trì thăng bằng cho cơ thể. Từ đó giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung cho não. Nếu thực hiện thường xuyên, động tác này sẽ tăng cường tư duy và khả năng quyết định của não bộ.

    Nâng cao sức khỏe thận, nuôi dưỡng thận khí

    Theo các chuyên gia, nam giới thường xuyên kiễng chân sẽ giúp bổ thận, bài tiết thuận lợi và có tác dụng bổ tinh, dưỡng tinh khỏe mạnh. Cũng tương tự, phụ nữ nếu đi kiễng chân hoặc nhảy nhẹ thường xuyên sẽ làm tăng khả năng dẻo dai của cơ thể, dưỡng thận, bài tiết thuận lợi...

    Hạn chế táo bón, điều trị bệnh trĩ

    moi ngay chi can lam them viec nay ban se ngan ngua duoc ca ta benh tat3

    Đối với những người bị bệnh trĩ, việc kiễng chân sẽ làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột và dạ dày. Chính vì thế, những người bị bệnh trĩ nên tập động tác kiễng chân thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, giúp hạn chế bệnh trĩ.

    Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

    Càng về già thì sức khỏe càng đi xuống, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp càng tăng lên. Lúc này, việc đi kiễng chân sẽ tạo áp lực lên bàn chân, giúp tăng tốc độ lưu thông máu và giảm căng thẳng mạch máu. Duy trì thường xuyên còn giúp tăng sức co bóp của tim và cung cấp thêm oxy cho cơ thể.

    Ngoài ra, kiễng chân cũng giảm nguy cơ hình thành cục máu đông - một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Thêm vào đó, việc này còn giúp kiểm soát áp lực máu và mức độ cholesterol trong cơ thể. Đây là hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến đột quỵ.

    Giúp cơ bắp khỏe mạnh, săn chắc hơn

    Như đã đề cập, đôi chân được xem như là "trái tim thứ hai" của cơ thể. Cho nên việc thường xuyên kiễng chân có thể phát triển cơ bắp chân, kéo dài cơ gan chân và dây chằng. Về lâu dài sẽ giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn, ít té ngã, tăng sức bền khi đứng lâu, ít đau chân hơn khi chạy và nhảy…

    Chống trầm cảm

    moi ngay chi can lam them viec nay ban se ngan ngua duoc ca ta benh tat4

    Suy nhược là do dương khí không lên được đến nuôi dưỡng não, dẫn đến khí và huyết trong não kém lưu thông. Việc kiễng chân giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung kịp thời khí huyết lên não, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm.

    Ngăn ngừa đau thắt lưng

    Do các tác nhân gây bệnh phong hàn, ẩm thấp xâm nhập vào kinh mạch bàng quang khiến khí và huyết không thông suốt, nếu bị tắc nghẽn sẽ gây đau.

    Kích thích kinh mạch bàng quang có thể khai thông kinh mạch không đau bằng phương pháp kiễng chân. Động tác này cũng có thể ngăn ngừa đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng.

    Tuần hoàn máu ở chân được cải thiện

    Theo nghiên cứu khoa học, hàm lượng cơ bắp ở chân của cơ thể con người chiếm khoảng 50% hàm lượng cơ bắp của toàn bộ cơ thể. Hoạt động sinh lý bình thường của các cơ ở chân này tiêu hao rất nhiều năng lượng.

    Để cung cấp năng lượng, 2 chân được phân bổ một số lượng lớn mạch máu. Khi con người già đi, họ sẽ bị lưu thông máu kém ở chân do mất cơ bắp, tính đàn hồi của mạch máu yếu và các yếu tố khác, dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch.

    Trong quá trình nhón chân, cơ bắp chân co lại, bạn có thể xoa bóp và ép mạch máu ở một mức độ nhất định, thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong mạch máu. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu kém, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu như giãn tĩnh mạch ở chi dưới.

    Những lưu ý trong quá trình nhón chân

    moi ngay chi can lam them viec nay ban se ngan ngua duoc ca ta benh tat6

    - Nhón chân phù hợp với hầu hết mọi người nhưng người loãng xương không nên thực hiện: Bởi những người loãng xương bị thiếu hụt canxi và các nguyên nhân khác nên xương yếu hơn, dễ bị gãy. Khi nhón chân, gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể đều dồn lên bàn chân trước. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương nhiều hơn.

    - Nếu chỗ gãy xương ở chân mới lành thì không nên nhón chân: Điều này là do khi bước chân, cơ chân phải cung cấp lực để nâng cả cơ thể. Lúc này cả cơ chân và xương chân đều chịu áp lực lớn hơn, xương thường yếu và dễ bị gãy. Nếu bạn nhón chân khi mới lành sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương xương.

    - Chú ý trọng tâm khi nhón chân để tránh bị ngã: Đối với nhiều người cao tuổi, sự linh hoạt của cơ thể trở nên kém hơn. Phản ứng của họ trở nên chậm chạp và khả năng kiểm soát cơ thể yếu đi. Khi nhón chân, người già dễ bị ngã do trọng tâm không ổn định. Do đó khi nhón chân, chúng ta phải chú ý đến việc duy trì trọng tâm cơ thể và không thực hiện một cách vội vàng. - Từ từ hạ gót chân xuống đất để tránh mẩn đỏ, sưng tấy gót chân do lực tác động quá lớn của việc hạ thấp: Bác sĩ phát hiện một số người thích đi chân trần khi tập động tác nhón chân, mỗi lần đều phải nện thật mạnh gót chân xuống đất.

    Trên thực tế, gót chân không có quá nhiều mỡ làm đệm và hấp thụ chấn động. Nếu lực tác động quá lớn khi hạ xuống không chỉ gây tổn thương cho bàn chân mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Lực tác động cũng sẽ từ bàn chân chạy dọc theo các mô cơ rồi lan lên trên, gây chấn động đến cơ quan nội tạng.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/moi-ngay-chi-can-lam-them-viec-nay-ban-se-ngan-ngua-duoc-ca-ta-benh-tat-a594500.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan