+Aa-
    Zalo

    Một con gà "cõng" 14 loại phí: Dân sống sao được?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được. Trong khi quy trình để thu được 1 đồng phí rất phức tạp”

    (ĐSPL) - “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được. Trong khi quy trình để thu được 1 đồng phí rất phức tạp” – Chủ tịch Quốc hội cảm thán....

    Nhớ từng tên phí đã mệt rồi

    Sáng 10/8, thảo luận về dự án Luật phí, lệ phí tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng ở VN chúng ta có hai vấn đề nhức nhối nhất, đó là chuyện phí, lệ phí và chuyện hội hè, đình đám.

    Góp ý kiến trong phiên thảo luận về luật Phí và lệ phí tại UB thường vụ Quốc hội sáng nay, 10/8, UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trở lại câu chuyện 14 loại phí trên một quả trứng, một con gà đã từng được đưa ra tại phiên chất vấn trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 tháng 6 vừa qua. “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được. Trong khi quy trình để thu được 1 đồng phí rất phức tạp” – Chủ tịch Quốc hội cảm thán....

    “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được. Trong khi quy trình để thu được 1 đồng phí rất phức tạp” – Chủ tịch Quốc hội cảm thán....

    Theo Chủ tịch Quốc hội, không chỉ là chuyện mức tiền phải nộp mà quy trình để nộp phí cũng rất phức tạp, có nơi người ta phải “bôi trơn” mới được nộp phí.

    “Tôi chỉ nói mỗi chuyện thu phí giao thông qua các trạm thôi mà cũng cải cách lên cải cách xuống, cải cách đi cải cách lại, nhưng vẫn phiền hà. Mà đó là phí thu nộp ngay đấy. Còn lại những loại khác thì liên quan đến chuyện mức phí, rồi ai nộp, ai thu, nộp ở đâu, khi nào nộp…, nhiều khi người ta đi nộp rất vất vả, dân rất khổ. Ngay chuyện nhớ từng tên phí đã mệt rồi” - ông Hùng nêu ví dụ.

    Từ phân tích trên, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh “phải quyết tâm cải cách thủ tục hành chính".

    "Thủ tướng đi đâu cũng nói là chúng ta phấn đấu năm này thì bằng ASEAN 6, năm này thì bằng ASEAN 4, nhưng cứ như vậy thì khi nào mới bằng được? Cho nên tôi dứt khoát đề nghị làm rõ, cái gì thuộc giá thì đưa lên cơ chế giá, như các đồng chí đề xuất là học phí, viện phí và còn hàng trăm cái khác nữa cần rà soát lại. Cái gì là phí, cái gì là lệ phí thì phải thật minh bạch, rõ ràng”, ông nói.

    Chủ tịch Quốc hội tiếp lời: “Lệ phí bao nhiêu loại, gồm những loại gì, phải ghi vào, không được để ngoài luật. Thứ hai là phí thì phải đúng tính chất phí. Tôi nói như chuyện thu tiền người đi đường cao tốc thì cái đó là giá hay phí? Sao lại gọi là phí được? Nó là giá dịch vụ qua đường chứ. Anh muốn qua đường thì phải trả tiền tôi đã xây đường cho anh đi, không thể gọi là phí”.

    “Những dịch vụ thu theo cơ chế giá sẽ áp dụng theo quy định của Luật giá. Còn những thứ khác như chi phí khởi kiện chẳng hạn thì cái đó mang tính công quyền, Nhà nước thu để bù đắp một phần chi phí Nhà nước bỏ ra để cung cấp dịch vụ cho dân”.

    Ông Hùng dứt khoát: “Danh mục phí, lệ phí phải được quy định vào luật, bởi vì đây là quy định của Hiến pháp. Quốc hội quản lý danh mục này, Quốc hội cho thu hay không cho thu là thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội có thể phân quyền, phân cấp cho Chính phủ, HĐND thực hiện mức thu. Ngoài Quốc hội, không có cơ quan nào được “đẻ” thêm bất cứ một khoản thu nào”.

     Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận nhiều quy định "buồn cười" kiểu đếm trứng thu tiền đang tồn tại.... 

    “Đấy, nói chuyện con gà thu 14 loại phí. Ra Quốc hội đại biểu chất vấn, bộ trưởng thừa nhận đúng rồi và có thể bãi bỏ ngay được. Như vậy cái khoản thu đó ông để cho ông cục phó ký chứ bộ trưởng có ký đâu, có khi ông trạm trưởng cũng ký để thu…”.

    “Tư duy làm luật này phải theo đúng tinh thần Hiến pháp, tinh thần cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Nếu chưa có danh mục phí, lệ phí để Quốc hội xem xét thì chưa thể thông qua. Quốc hội thông qua cái luật có tên là phí và lệ phí mà chưa biết có những loại nào thì thông qua cái gì? Tôi nghĩ nếu chưa làm rõ ràng được như vậy thì Quốc hội chưa bằng lòng, tôi là Chủ tịch Quốc hội tôi cũng chưa bằng lòng và không bấm nút đâu”, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố.

    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo thêm về kết quả rà soát sau khi tranh luận nổ ra tại Quốc hội. Ông Dũng thông tin, theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí thì có 73 loại khoản thu, sau đó các loại phí, lệ phí được nâng lên 300 loại rồi lại được sàng lọc, loại bỏ đưa xuống còn 200 loại.

    Mới đây, sau khi làm việc với các Bộ ngành, Bộ Tài chính kiến nghị bỏ được 5 loạ phí, 6 loại lệ phí, chuyển 5 khoản thu khác sang giá dịch vụ. Vị tư lệnh ngành cũng thừa nhận có những quy định “buồn cười” kiểu như thông tư 04 mà Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát đã từng đề cập trước Quốc hội về việc “đếm trứng ăn tiền”, lợn, gà, trâu, bò… thì tính phí theo con.

    Ông Dũng cho biết đã quyết định loại bỏ các loại khoản thu này vì vần đặt vấn đề quản lý từ gốc, từ khâu sản xuất, chăn nuôi chứ không phải đong đếm theo sản phấm bán trên thị trường. “Phải đếm mẫu chứ sao lại có chuyện đếm trứng ăn tiền được. Rất nhiều khoản thu cần chuyển mạnh sang thị trường, chuyển sang giá dịch vụ vì hiện tại quy định quá phức tạp, như riêng lĩnh vực nông nghiệp đã có 937 loại phí, lệ phí rồi” – ông Dũng nói.

    Đồng ý quan điểm tổng rà soát danh mục và mức thu vì “thu tiền trên một quả trứng thì chết dân rồi, khổ không phải chỉ vì tiền nộp mà để đi nộp được 2-3 hào tiền phí mới mệt mà không nộp thì bị phạt, hàng hoá không thông. Mà đây chính là việc gần dân nhất, gây bức xúc nhất. Như người dân phản ánh, thậm chí đi nộp thuế cũng phải bôi trơn, phải bôi mới được nộp mà” – Chủ tịch Quốc hội gắt giọng....

    Ngọc Anh(Tổng hợp) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-con-ga-cong-14-loai-phi-dan-song-sao-duoc-a105666.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.