+Aa-
    Zalo

    Một người dân thắng kiện công ty bảo hiểm 300 triệu đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cathay cho rằng nếu biết khách hàng bị đau dạ dày và mỡ máu tăng thì công ty sẽ cân nhắc có ký hợp đồng hay không.

    (ĐSPL) - Cathay cho rằng nếu biết khách hàng bị đau dạ dày và mỡ máu tăng thì công ty sẽ cân nhắc có ký hợp đồng hay không.

    Theo tin tức trên báo báo Pháp luật TP.HCM, mới đây, TAND quận 1 (TP.HCM) đã quyết định buộc công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay phải trả cho ông Đặng Văn Lân số tiền hơn 300 triệu đồng. đây là khoản tiền mà ông Lân "xứng đáng" được nhận.

    Theo tờ báo này, tháng 10/2008 và tháng 3/2009, vợ ông Lân mua hai hợp đồng bảo hiểm của công ty Cathay có tên là Thịnh trí Thành tài Bảo gia và Tử kỳ. Đến đầu năm 2010, vợ ông qua đời do bị bệnh ung thư. Lúc này, ông Lân làm đơn yêu cầu công ty Cathay chi trả tiền bảo hiểm nhưng bị từ chối mà chỉ hỗ trợ 50 triệu đồng vì cho rằng vợ ông đã khai báo gian dối bệnh tình của mình.

    Tháng 11/2010, ông Lân khởi kiện công ty Cathay ra TAND quận 1 yêu cầu phải chi trả tiền bảo hiểm cho hai hợp đồng là 210 triệu đồng và tiền lãi chậm trả tính từ ngày 10/10/2010 cho đến ngày xét xử sơ thẩm theo lãi suất quy định của pháp luật và yêu cầu trả lại hai bản chính của hai hợp đồng bảo hiểm trên.

    Tại tòa, phía công ty Cathay từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm vì vợ ông Lân không thực hiện đúng theo hợp đồng. Cụ thể, vợ ông có tiền sử đau dạ dày, mỡ trong máu tăng vượt mức bình thường nhưng đã không khai báo khi mua hợp đồng bảo hiểm. “Nếu ai có bệnh mà cũng mua bảo hiểm thì công ty không thể tồn tại”, đại diện công ty Cathay nói.

    Theo tòa, phía Cathay cung cấp biên bản hội chẩn tại bệnh viện Việt Đức ghi nhận bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày hai năm. Đồng thời khách hàng khai khi nhập viện vào tháng 9/2009 tại bệnh viện Việt Đức có nuốt nghẹn khoảng 2 tháng và tại bệnh viện K bệnh nhân khai có nuốt vướng trên 5 tháng. Trong khi đó, khách hàng mua hai hợp đồng có hiệu lực vào tháng 3/2009 và tháng 10/2008. Tức là có triệu chứng nuốt nghẹn và nuốt vướng phát sinh sau thời điểm mua bảo hiểm nên không có cơ sở cho rằng khách hàng khai báo không trung thực.

    Ngoài ra, Cathay cho rằng nếu biết khách hàng bị đau dạ dày và mỡ máu tăng thì công ty sẽ cân nhắc có ký hợp đồng hay không. Điều này cho thấy công ty đã không có một tiêu chí cụ thể để giải quyết trường hợp trên.

    Bà Nguyễn Thị Diễm Phương (nhân chứng trong vụ án) khi mua bảo hiểm Tử kỳ của công ty Cathay khai mình bị đau dạ dày và mỡ máu tăng cao hơn mức bình thường nhưng phía công ty vẫn bán. Tức là hai căn bệnh này được xem là không ảnh hưởng nghiêm trọng nên công ty đã bán bảo hiểm.

    Cuối cùng, tòa đã chấp nhận đơn khởi kiện buộc công ty phải trả cho ông Lân số tiền như trên.

    Được biết, việc các công ty từ chối chi trả bảo hiểm cho người mua là không hiếm.

    Theo báo Chất lượng Việt Nam, mới đây, những ngày cuối tháng 5/2015 Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình đã bác toàn bộ đơn kháng cáo của Công ty Bảo hiểm AAA, giữ nguyên bản sơ thẩm mà Tòa án nhân TP Ninh Bình đã tuyên với công ty bảo hiểm này.

    Bản án sơ thẩm vụ án “tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” đã tuyên buộc bảo hiểm AAA phải chi trả cho nguyên đơn là khách hàng chủ xe Audi A6 biển số 18A-10xxx số tiền bảo hơn 106 triệu đồng và tiền thuê xe thay thế trong thời gian 60 ngày để ‘tạm phục vụ kinh doanh” là 90 triệu đồng.

    Theo hồ sơ vụ án, ngày 13/9/2013, bà Nguyễn Thị Sinh - đại diện cho Bảo hiểm AAA chi nhánh Ninh Bình ký hợp đồng bảo hiểm toàn bộ chiếc xe ô tô Audi - chủ sở hữu là Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Hoàng Minh (Cty Hoàng Minh), do bà Lương Hồng Hạnh đứng tên. Tổng giá trị của hợp đồng này là hơn 40 triệu đồng/năm. Theo đó, phía bảo hiểm AAA có trách nhiệm phải bảo hiểm toàn bộ cho chiếc xe Audi này từ ngày kí hợp đồng đến khi hợp đồng hết hạn vào ngày 14/9/2014.

    Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ các điều khoản bổ sung, trong đó có việc "Bảo hiểm lựa chọn gara nhà sản xuất". Nội dung điều khoản ghi: "Các bên thỏa thuận và hiểu rằng tuân theo các điều khoản, điều kiện và các điểm loại trừ và phí bảo hiểm đã được thanh toán theo quy định thuộc quy tắc bảo hiểm này. Người mua bảo hiểm được quyền lựa chọn gara nhà sản xuất (các đại lý ủy quyền của nhà sản xuất) sửa chữa thiệt hại ô tô phát sinh do tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm vật chất xe ô tô".

    Mặc dù điều khoản hợp đồng là như vậy nhưng khi chiếc xe ô tô Audi bị tai nạn cuối tháng 3/2014 và đưa vào gara Audi Hà Nội - Việt Nam (đơn vị ủy quyền của Audi tại Việt Nam) sửa chữa thì phía bảo hiểm AAA đã không đồng ý thanh toán theo đơn giá mà đại lý đưa ra.

    Trước đó, vì bức xúc với cách giải quyết của bảo hiểm AAA Ninh Bình, Công ty Hoàng Minh đã đưa chiếc xe bị hỏng đến trụ sở Bảo hiểm AAA Ninh Bình để "ăn vạ"

    Cụ thể, ngày 26/3/2014, đại lý Audi đưa ra mức giá sửa chữa cho chiếc xe là 106.959.600 đồng (cả thuế). Tuy nhiên, mãi đến ngày 11/4/2014, phía bảo hiểm AAA mới đưa ra đề xuất phương án sửa chữa cho chiếc xe nhưng lại với mức hơn 44 triệu đồng (chưa bao gồm thuế).

    Việc chậm trả tiền của bảo hiểm AAA cùng với cách làm việc thiếu trách nhiệm với khách hàng đã buộc chủ xe Audi phải khởi kiện công ty bảo hiểm AAA ra tòa án.

    HẠNH VŨ(Tổng hợp)

    [mecloud]iwrfUBp1pH[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-nguoi-dan-thang-kien-cong-ty-bao-hiem-300-trieu-dong-a109588.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.