+Aa-
    Zalo

    Mốt số ngân hàng "cải thiện ảo" hệ số an toàn vốn CAR

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Kiểm toán Nhà nước, một số ngân hàng thương mại đã đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau để “cải thiện ảo” hệ số CAR.

    Theo Kiểm toán Nhà nước, một số ngân hàng thương mại đã đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau để “cải thiện ảo” hệ số CAR.

    Một số ngân hàng thương mại đã đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau để “cải thiện ảo” hệ số CAR. Ảnh minh họa

    Theo tin tức từ Thời báo Kinh tế Việt Nam, trước thềm kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khai mạc sáng 20/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018.

    Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 7 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cho thấy, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước năm 2017 đã góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, báo cáo kiểm toán cũng chỉ ra một số tồn tại, cụ thể, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể là các ngân hàng thương mại cổ phần: Bảo Việt, Đông Nam Á, Nam Á, Đại Chúng, Việt Nam Thương tín (với tổng dư nợ vượt 6.988 tỷ đồng).

    Vi phạm quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long sở hữu cổ phần trực tiếp qua lại lẫn nhau.

    5 tổ chức tín dụng gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm giữ cổ phần của hơn 2 tổ chức tín dụng khác.

    Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, Ngân hàng Nhà nước chưa xây dựng lộ trình giảm tỷ trọng tiền mặt xuống dưới 10% tổng phương tiện thanh toán theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 2011 đến 2017, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở mức gần 12%.).

    Hệ số an toàn vốn (car) toàn hệ thống, theo báo cáo kiểm toán là chưa tin cậy. Loại trừ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng được mua 0 đồng, một số ngân hàng thương mại đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm "cải thiện ảo" hệ số CAR - hệ số an toàn vốn, nhiều ngân hàng thương mại phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số CAR.

    Zing.vn thông tin thêm, trong hoạt động ngân hàng, CAR là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng thương mại.

    Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối tháng 2/2019, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng vào khoảng 11,8%.

    Trong đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước có tỷ lệ này ở mức 9,42%; ngân hàng thương mại cổ phần ở mức 10,76%, trong khi nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 24,67%...

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-so-ngan-hang-cai-thien-ao-he-so-an-toan-von-car-a276868.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan