+Aa-
    Zalo

    Một thị trấn tại Mỹ âm ỉ cháy trong suốt 53 năm

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL)- Ban đầu, khoảng 1.000 cư dân sống ở Centralia bang Pennsylvania - Mỹ nhưng đến nay chỉ còn vài người do thị trấn tọa lạc trên những mỏ than cháy âm ỉ.

    (ĐSPL)- Ban đầu, khoảng 1.000 cư dân sống ở Centralia bang Pennsylvania - Mỹ nhưng đến nay chỉ còn vài người do thị trấn tọa lạc trên những mỏ than khổng lồ chưa bao giờ ngừng cháy.

    Suốt 53 năm qua, Thị trấn yên tĩnh Centralia ở bang Pennsylvania - Mỹ tọa lạc trên những mỏ than khổng lồ chưa bao giờ hết âm ỉ cháy.

    Sức nóng dưới lòng đất khiến cho các con đường bị nứt, nẻ.

    Vào những năm 1800, thợ mỏ ở Centralia đào những con đường hầm ngoằn ngoèo dưới lòng đất để khai thác các mỏ than được xếp vào hàng lớn nhất thế giới.

    Từng là nguồn năng lượng chính tiếp sức cho cuộc cách mạng nhưng đến giữa những năm 1900, hầu hết các mỏ than kể trên bị bỏ hoang. Sẽ không có gì đáng kể nếu từ năm 1962, Centralia - hay nói đúng hơn là các mỏ than bên dưới Centralia - không bắt đầu bốc cháy, theo đúng nghĩa đen.

    Ngọn lửa bắt đầu như thế nào vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng theo giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất, người dân đã đốt rác ở một bãi đất, vô tình châm ngòi than đá bên dưới một khu mỏ.

    Cách ngọn lửa lan rộng và duy trì được giải thích như sau: Than đá được hình thành qua hàng triệu năm từ các vật liệu hữu cơ (thực vật, vi khuẩn…) bị chôn vùi bên dưới các đầm lầy…, với carbon chiếm từ 40\%-90\%. Khi tiếp xúc với khí ôxy, carbon trong than sẽ cháy mà không cần châm lửa.

    Chính các đường hầm được đào ngày trước dẫn khí ôxy vào các mỏ than và “nuôi” ngọn lửa lấn dần xuống lòng đất - đạt độ sâu lên tới 91 m qua 53 năm nay. Than đá cháy chậm và ổn định nên miễn là có đủ nhiệt độ, nhiên liệu và ôxy, chúng có thể cháy liên tục hàng thế kỷ.

    Ban đầu, khoảng 1.000 cư dân sống ở Centralia chỉ cho đây là chút bất tiện trong cuộc sống, cho đến khi chứng kiến khói chứa lưu huỳnh và khí CO rỉ ra từ các hầm mỏ và suýt nữa bóp nghẹt họ.

    “Lò bát quái” ngầm còn khiến đường sá nứt nẻ và tạo ra những cái hố ở khắp mọi nơi. Một đứa bé 12 tuổi từng bị một cái hố nuốt chửng vào năm 1981. Mọi nỗ lực dập tắt ngọn lửa đều không thành công dù họ đã khoan lỗ vào các khu hầm mỏ và đổ cát ướt để cắt nguồn cung cấp không khí.

    Đến những năm 1980, họ đành mặc kệ và không thử thêm cách nào khác.

    Năm 1992, tới lượt chính quyền bang Pennsylvania bó tay và hầu hết cư dân Centralia bỏ đi. Hiện này chỉ còn hơn chục người sống ở đây.

    Kiến thức đưa tin, với nguy cơ hỏa hoạn, sụt lở đất và khí độc, Centralia giờ đây trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất nước Mỹ. Dù vậy, điều này lại hấp dẫn những người ưa mạo hiểm tìm đến khám phá “thị trấn hỏa ngục”.

    Tính đến thời điểm này, ngọn lửa bên dưới Centralia bao phủ một khu vực rộng 15,5 km2. Các nhà khoa học dự đoán, ngọn lửa dưới lòng đất Centralia sẽ còn cháy trong nhiều thế kỷ tới. Đây quả là một bài học đắt giá cho con người trong cách ứng xử với thiên nhiên…

    Câu chuyện nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực ra ngoài Centralia, một số khu vực khác ở New Zealand, Ấn Độ, Trung Quốc, Turkmenistan và bang Wyoming (Mỹ) cũng ghi nhận các trường hợp mỏ than đá cháy âm ỉ dưới lòng đất.

    Đức An(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud] LvXXCENIAX [/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-thi-tran-tai-my-am-i-chay-trong-suot-53-nam-a102794.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.