+Aa-
    Zalo

    Mưa lớn trên diện rộng, những tỉnh nào nguy cơ ngập lụt?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương ngày 31/7, Bắc Bộ và Bắc Trung bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to.

    (ĐSPL)- Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương hôm nay 31/7, Bắc Bộ và Bắc Trung bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to.

    Mưa to trên diện rộng tại các tỉnh phía bắc

    Báo Giao thông đưa tin, từ ngày 29/7 đến 30/7, ở Bắc Bộ đã có mưa trên diện rộng, có nơi mưa to đến rất to như Cửa Ông (Quảng Ninh): 250mm; Quảng Hà (Quảng Ninh): 170mm; Bắc Sơn (Lạng Sơn): 130mm; Sơn Động (Bắc Giang): 120mm.

    Sở Xây dựng Hà Nội cho hay Thủ đô vẫn còn 23 điểm thuộc địa bàn 12 quận và huyện Thanh Trì có nguy cơ úng ngập khi mưa lớn với lưu lượng từ 50-200mm/2 giờ. Nếu lượng mưa từ 100 mm-150 mm diễn ra trong 2 giờ, thành phố sẽ có gần 50 điểm bị ngập.

    Từ ngày 29/7 đến 30/7, ở Bắc Bộ đã có mưa trên diện rộng, có nơi mưa to đến rất to như Cửa Ông (Quảng Ninh): 250mm; Quảng Hà (Quảng Ninh): 170mm; Bắc Sơn (Lạng Sơn): 130mm; Sơn Động (Bắc Giang): 120mm.

    Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ sáng 31/7 đến ngày 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to (phổ biến 100-300mm cả đợt, cục bộ có nơi lớn hơn 400mm). Ngoài ra, diễn biến về đợt mưa lớn này rất phức tạp.

    Khu vực mưa lớn tập trung ở các tỉnh Đông Bắc trong ngày 31/7, sau đó có khả năng mở rộng thêm ra các tỉnh vùng núi Việt Bắc và Tây Bắc từ 1/8. Trên vịnh Bắc Bộ duy trì gió mạnh cấp 6-7, giật 8-9, sóng biển cao từ 2.0-3.0m, biển động mạnh.

    Từ ngày 31/7 đến 4/8, trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 4 mét. Đặc biệt, trong đợt lũ này mực nước thượng lưu hệ thống sông Thái Bình có khả năng lên mức báo động 2-3, sông Kỳ Cùng có khả năng lên lại và đạt mức báo động 2.

    Mưa lớn ở Bắc Bộ cũng gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối, ngập lụt ở đô thị Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

    Do ảnh hưởng của rãnh thấp Tây Bắc – Đông Nam có trục qua Bắc Bộ nên ở vịnh Bắc Bộ có gió Nam đến Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8 và có mưa dông mạnh, biển động. Sóng biển cao 2-2.5 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

    31.000 cán bộ chiến sĩ sẵn sàng ứng trực để đối phó khi mưa lũ về

    Thông tin từ Vnexpress, mưa lớn kéo dài trong những ngày qua đã làm thiệt hại về người và tài sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Địa phương chịu thiệt hại nặng nhất là tỉnh Quảng Ninh.

    Để chủ động ứng phó với đợt mưa trên diện rộng sắp tới, đại tá Vũ Thế Chiến, Phó cục trưởng Cứu hộ cứu nạn, Bộ Quốc phòng cho biết: "31.000 cán bộ chiến sĩ các đơn vị quân đội và gần 860 phương tiện sẵn sàng ứng trực trên các tỉnh Tây Bắc, miền núi phía Bắc. Địa phương cần chủ động hiệp đồng với các quân khu để được trợ giúp".

    Chia sẻ với thiệt hại của địa phương, trưởng ban chỉ đạo Cao Đức Phát lưu ý các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cảnh giác lũ quét, sạt lở đất khi mưa to. Ông đề nghị Quảng Ninh và các địa phương có mưa lớn tiếp tục khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, tìm người mất tích trên biển, điều tàu ra đưa du khách ở Cô Tô về đất liền.

    Các tỉnh phía Bắc cần tìm mọi cách để thông tin đến được với từng người dân qua thông báo, đài truyền thanh. Tỉnh cần chỉ đạo tới từng thôn, xã kiểm tra những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đưa dân ra khỏi vùng nguy hiểm, gia cố những đoạn đê xung yếu...

    "Chính quyền các địa phương, lực lượng cứu hộ, nhân dân cần hết sức cảnh giác trong đợt mưa lũ lần này", bộ trưởng nhắc nhở.

    Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, từ đêm nay, mưa lớn sẽ bao phủ toàn miền Bắc và kéo xuống Bắc Trung Bộ, trọng tâm mưa là vùng núi phía Bắc. "Mưa kéo dài đến hết ngày 4/8 sẽ chấm dứt khi có một cơn bão hình thành ở Thái Bình Dương, phá vỡ cấu trúc của hình thái gây mưa toàn miền Bắc trong những ngày qua. Tuy nhiên, cơn bão này chưa có dấu hiệu vào biển Đông", ông Hoàng Đức Cường, giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương cho biết. Trung tâm tiếp tục đưa ra các cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc.

    Đức An (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]xtohmlrpER[/mecloud]

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mua-lon-tren-dien-rong-nhung-tinh-nao-nguy-co-ngap-lut-a104225.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.