+Aa-
    Zalo

    Mức xử phạt gian lận tại cây xăng 143 Trần Phú có thỏa đáng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mức xử phạt hành chính 1,5 triệu đồng đối với hành vi gian lận tại cây xăng là phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu hành vi gian lận của cây xăng còn tái phạm, cơ quan chức năng mới có căn cứ để xử lý hình sự.

    (ĐSPL) - Mức xử phạt hành chính 1,5 triệu đồng đối với hành vi gian lận tại cây xăng là phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu hành vi gian lận của cây xăng còn tái phạm, cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự.

    Clip Lật tẩy thủ đoạn ăn cắp mới của nhân viên cây xăng.

    Liên quan đến quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi gian lận tại cây xăng 143 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, được Đội Quản lý thị trường số 26 công bố vào chiều ngày hôm qua (18/8), báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp cùng Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh. 

    Hành vi gian lận tái phạm có thể bị khởi tố hình sự

    Nhận định về vấn đề, Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng, trong trường hợp tại cây xăng số 143 Trần Phú, các nhân viên khai nhận gian lận được 5 lít xăng nên việc xử phạt ban đầu dựa theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 80 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về Bảo về quyền lợi người tiêu dùng về xử lý, xử phạt hành vi gian lận hàng hóa cho khách hàng.

    Số tiền xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với cá nhân. Trong trường hợp này, hành vi gian lận là của nhân viên nhưng thuộc tổ chức nên mức xử phạt nhân gấp đôi là 1,5 triệu đồng. Số xăng gian lận được sẽ được quy ra tiền và nộp vào ngân sách Nhà nước.

    Mặc dù mức phạt hành chính của Đội Quản lý thị trường số 26 phù hợp với quy định của pháp luật nhưng xét trong thực tế, người dân đã bị các nhân viên tại cây xăng này "móc túi" trong suốt thời gian dài, việc chỉ xử lý hành chính liệu đã đủ sức răn đe?

    Giải đáp thắc mắc này, Luật sư Giang Hồng Thanh nhận định: "Mức xử phạt hành chính trên là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một khi hành vi gian lận của cây xăng còn tái phạm, cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự với tội danh "Lừa dối khách hàng" được quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự".

    Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho biết thêm: "Tội lừa dối khách hàng theo Điều 162 Bộ luật hình sự khi hành vi gian lận đó thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm". 

     Thủ đoạn tinh vi lấy cắp xăng ra ngoài sau đó chờ khách hàng sơ hở để đổ nối số của những nhân viên tại cây xăng số 143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.

    Theo đó, Điều 162. Tội lừa dối khách hàng quy định rõ:

    "1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".

    Lời khuyên pháp lý cho người tiêu dùng khi bị gian lận

    Trước thực trạng hành vi gian lận trong hoạt động bán xăng tại một số điểm bán xăng dầu nhằm rút bớt lượng xăng của khách hàng so với số tiền mà họ bỏ ra có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây, câu hỏi đặt ra: Người tiêu dùng phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích khi bị gian lận?

    Luật sư Giang Hồng Thanh đưa ra lời khuyến cáo: “Để tránh trường hợp trở thành nạn nhân của hành vi gian lận xăng dầu, đầu tiên người tiêu dùng cần lựa chọn những cửa hàng xăng dầu có uy tín, chất lượng khi có nhu cầu mua xăng dầu. Nếu bất đắc dĩ phải mua xăng dầu ở những cửa hàng lạ, khi mua cần hết sức lưu ý, cảnh giác, yêu cầu người bán hàng phải gạt cần bơm xăng về số 0 trước khi bán. Một phương pháp nữa, cũng có thể áp dụng là nếu thường xuyên mua xăng dầu tại một cửa hàng, nên thử một lần mua bằng chai, lọ, can, thùng có dung tích chính xác để kiểm tra số lượng thông báo trên cột bơm xăng có phù hợp với dung tích của chai, lọ mang đi hay không”.

    Mức xử phạt gian lận tại cây xăng 143 Trần Phú có thỏa đáng?

    Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh.

    Trong trường hợp bị gian lận khi mua xăng, dầu, người tiêu dùng cũng có thể thực hiện một trong các biện pháp sau:

    - Yêu cầu người bán xăng cung cấp đầy đủ lượng xăng còn thiếu hoặc hoàn trả lại tiền còn thừa.

    - Thông báo hành vi gian lận tới Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tại địa chỉ số 214/22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội hoặc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Hà Nội tại địa chỉ số 7 Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.

    - Tố cáo hành vi gian lận tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội.

    - Khởi kiện đơn vị chủ quản cây xăng để yêu cầu bồi thường những thiệt hại do hành vi gian lận xăng dầu gây ra (nếu có).

    Mức xử phạt gian lận tại cây xăng 143 Trần Phú có thỏa đáng?

    Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái.

    Về phần mình, Luật sư Nguyễn Hồng Thái Khi đưa ra lời khuyên cho người tiêu dùng bị gian lận trong đo lường xăng tại các cây xăng chiếu theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng:

    - Khiếu nại trực tiếp với nhân viên bán xăng, người quản lý, chủ đại lý phân phối xăng và yêu cầu bồi thường thiệt hại số lượng xăng bị thiếu.

    - Khiếu nại, tố cáo hành vi gian lận và yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi có đại lý bán xăng gian lận đó giải quyết.

    - Khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện đại lý bán xăng gian lận ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đại lý bán xăng đó để bảo vệ quyền lợi của mình.

    - Tố cáo đến cơ quan Công an hành vi gian lận của nhân viên bán xăng, người quản lý, chủ đại lý phân phối xăng trong trường hợp bị thiệt hại nghiêm trọng.

     "Phải chăng chủ cây xăng số 143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội được "bật đèn xanh" để thực hiện các hoạt động gian lận đó? Hay là họ đã quá coi thường pháp luật?", Luật sư Giang Hồng Thanh đặt ra câu hỏi.

    "Do sức hấp dẫn quá lớn của những đồng tiền thu lợi bất chính, tình trạng gian lận trong kinh doanh xăng dầu trở nên rầm rộ. Có thể nói các chiêu ăn cắp xăng, “móc túi” khách hàng của một số nhân viên cây xăng ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Hành vi gian lận của nhân viên cây xăng diễn ra tại cây xăng số 143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội cũng là một trong số đó. Đây là một hành vi đáng bị lên án và cần xử nghiêm nhằm răn đe và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng", Luật sư Nguyễn Hồng Thái.

    Vụ việc sẽ được báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả.

    Độc giả phản ánh các sự việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, đề nghị gửi về địa chỉ email: [email protected] | Hotline: 0942 368 555.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muc-xu-phat-gian-lan-tai-cay-xang-143-tran-phu-co-thoa-dang-a46951.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD