+Aa-
    Zalo

    Muôn kiểu "phù phép" thực phẩm tại chợ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những thực phẩm tươi sống được sơ chế tại chợ, hầu hết không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cúm H5N1.

    (ĐSPL) - Những thực phẩm tươi sống được sơ chế tại chợ, hầu hết không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cúm H5N1.
    Gà làm sẵn, cua xay... tiện lợi nhưng bẩn
    Do bận rộn công việc, đa phần người tiêu dùng lựa chọn cách chế biến thực phẩm tươi sống ngay tại chợ để tiết kiệm thời gian. Tại hầu khắp các chợ trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh việc mua bán thông thường, các chủ cửa hàng kiêm luôn việc giết mổ gia cầm; làm sẵn cá, thái thịt, xay cua... 
     Điểm giết mổ gà mất vệ sinh tại Hà Nội.
    Đa phần các quầy bán, diện tích khá chật hẹp, xa nguồn nước, nên gà được cắt tiết, vặt lông, làm lòng... ngay tại sàn bê tông, tất cả chỉ được rửa trong thùng nước đục ngầu có cả lông, tiết, chất bẩn...
    Những miếng thịt, con cua bám đầy bụi bẩn đều chỉ được rửa qua loa rồi cho vào máy xay nhuyễn, cho luôn vào túi ni lông.
    Biết là bẩn, không an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn lựa chọn hình thức trên vì cho rằng khi qua chế biến, vi khuẩn sẽ được tiêu diệt, thực phẩm sẽ vẫn đảm bảo.
    Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm nói riêng và vấn đề an toàn thực phẩm nói chung, người tiêu dùng cần lựa chọn những điểm bán hàng đã được kiểm dịch và cấp phép của cơ quan chức năng để tránh nguy cơ lây lan dịch cúm cũng như bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
    Kinh hoàng đánh tiết canh tại nhà vệ sinh
    Theo thông tin đưa trên tờ Lao động, được biết quán ăn nằm trong “thủ phủ vịt cỏ” Vân Đình, Hà Nội lâu nay chuyên phục vụ tiết canh cho khách hàng theo chuỗi quy trình: Tiết vịt pha lẫn phân, bùn đất và được chế biến ngay tại nhà vệ sinh.
     Tiết canh được chế biến ngay dưới sàn nhà vệ sinh.
    Tiết vịt được cắt cho chảy vào thau, gồm tiết cùng nước bẩn trên lông vịt nhỏ liên hồi. Với bàn tay còn dính phân, người chủ quán bốc nhúm muối bỏ vào thau rồi dùng dao chọc tiết khuấy đều để tiết không bị đông, đợi đánh tiết canh. 
    Việc chế biến diễn ra ngay tại nhà vệ sinh, sau đó được đặt lên mâm mang ra phục vụ khách.
    Để cho tiết tươi, khách ăn không bị tiêu chảy nhiều chủ cửa hàng còn thêm bột oresol, hàn the…
    Tiết canh tươi sống, chưa hề qua chế biến có nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm rất cao. TS.BS Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ cho biết: "Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng máu cũng mang nhiều cái độc hại như: vi trùng, virus, ký sinh trùng, nấm mốc, hóa chất độc haị… Chúng có thể xâm nhập vào vào máu bằng rất nhiều con đường (qua da, đường ăn uống, đường hô hấp, tiêm chích). Ngoài ra, máu cũng chứa tất cả chất độc hại do chính cơ thể thải ra. Chính vì thế, người ăn tiết canh, ăn máu sẽ đồng thời hấp thu tất cả chất bổ và chất độc hại có trong đó".
    Tăng trọng gia súc với “công nghệ” bơm nước 
    Mới đây, công an Hậu Giang đã bắt quả tang cơ sở La Đen (huyện Phụng Hiệp) đang thực hiện hành vi bơm nước vào trâu. Sau khi được “phù phép” qua công nghệ bơm nước, mỗi con trâu có thể tăng 20\% trọng lượng. Sau khi bán, mỗi con sẽ lãi thêm được 4-6 triệu đồng/con.
     "Công nghệ" bơm nước tăng trọng cho trâu.
    Không chỉ bơm nước, nhiều gian thương còn bơm thuốc an thần, nhồi cám vào trâu, bò, lợn, gà,… để tăng trọng lượng nhằm thu lợi bất chính. Người tiêu dùng ngoài việc bị cân điêu còn phải đối mặt nguy cơ khôn lường về sức khỏe.

    Theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực ngày 31/12/2013, có một số điểm đáng lưu ý: 

    Về hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước cấp thì sẽ bị phạt tiền 30-50 triệu đồng.

    Mức phạt đối với việc sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép cũng lên tới 30-40 triệu đồng; nếu sử dụng loại có chứa chất độc thì mức phạt sẽ là 70-100 triệu đồng. 

    Những cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền (từ 300.000 đến 500.000 đồng) nếu bày thức ăn không có bàn, giá, phương tiện đảm bảo an toàn thực phẩm; không có dụng cụ che mưa nắng bụi bẩn; dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn...

    Nếu sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn thì sẽ bị phạt 500.000 đến 1 triệu đồng.

    Hà Linh (T.H)
    Mời bạn đọc xem thêm Clip: Nỗi lo rớt giá từ dịch cúm gia cầm
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muon-kieu-phu-phep-thuc-pham-tai-cho-a23923.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan