+Aa-
    Zalo

    Mỹ có còn giữ vai trò chi phối thế giới?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Giới phân tích đang tập trung xoáy vào câu hỏi: “Liệu nước Mỹ có còn giữ vai trò chi phối thế giới?”
    (ĐSPL) - Giới phân tích đang tập trung xoáy vào câu hỏi: “Liệu nước Mỹ có còn giữ vai trò chi phối thế giới?”
    Mỹ có còn giữ vai trò chi phối thế giới?

    Mỹ có còn giữ vai trò chi phối thế giới? Một câu hỏi khó đối với Tổng thống Obama

    Câu hỏi này phản ánh cục diện thế giới thay đổi trong giai đoạn hiện tại. Theo tạp chí Diplomat, thế giới đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, trong khi hợp tác giữa các nước đem lại cơ hội phát triển nhưng kèm theo không ít thách thức.  
    Bốn thách thức của thời đại
    Trong bối cảnh quan hệ chính trị truyền thống đã thay đổi và chính sách cũ không còn hiệu quả, Mỹ cần xây dựng cho mình một chiến lược mới ứng phó với thế giới đầy biến động. Để làm được điều này, Mỹ sẽ phải đối mặt với 4 thách thức sau: 
    Thứ nhất, nước Mỹ cần ứng phó kịp thời trước những biến động đa chiều và phức tạp. Trong giai đoạn chiến tranh lạnh, đối thủ của Mỹ là các cường quốc. Sau chiến tranh lạnh, Mỹ phải đối phó với các vấn đề phi truyền thống như khủng bố, tội phạm internet… Có thể nói, hai nguy cơ trên đều đe dọa đến an ninh và phát triển của nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung.  
    Thứ hai, chạy đua vũ trang trên thế giới đang ngày càng diễn biến phức tạp và khó kiểm soát như Trung Quốc phát triển tên lửa chống hạm, tấn công mạng và vũ khí hạt nhân từ Triều Tiên. Và rõ ràng hơn cả là sự ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian gần đây đang đe dọa đến an ninh của các nước trong khu vực Biển Đông. Tất cả đều đang thách thức khả năng ứng phó của Mỹ.
    Thứ ba, trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị lỗi thời trong khi vai trò và quyền hạn của các tổ chức như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc… đã bị đảo lộn và suy yếu. Đã đến lúc các tổ chức này phải tái cơ cấu và hoạt động phù hợp hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ với vai trò thành viên chủ chốt. Xung đột Nga-Ukraina liên quan đến bán đảo Crimea vừa qua là một trong những ví dụ rõ ràng về sự bất lực của hệ thống nói trên. 
    Thứ tư, ranh giới giữa chính sách đối nội và đối ngoại chỉ còn là con số “0”. Nước Mỹ ý thức được điều này rõ hơn bất kì nước nào khác trên thế giới - sau những thất bại phải trả giá đắt trong cuộc chiến Afghanistan, khủng hoảng tài chính, nợ liên bang và chia rẽ đảng phái khiến Mỹ bị suy yếu thế cả về đối nội lẫn đối ngoại. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách tương lai của Mỹ sẽ cần soi lại bài học quá khứ để có chiến lược phát triển đối nội và đối ngoại phù hợp.
    Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Châu Á
    Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng ngang ngược ở Biển Đông, Nga sáp nhập Crimea, đã đến lúc Mỹ phải thể hiện sức mạnh thông qua hợp tác quân sự với các nước Châu Á.
    Khi nói về hợp tác quân sự giữa Mỹ và các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, người Mỹ sẽ nghĩ ngay đến hải quân, không quân, lính thủy đánh bộ. Nhưng thực chất lục quân mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh bảo vệ an ninh khu vực và trong hợp tác quân sự giữa các nước.
    Ví dụ rõ ràng nhất là sức mạnh của lục quân Hàn Quốc và Nhật Bản. Qua một thập kỉ, hợp tác lục quân đã giúp Nhật-Hàn ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên.
    Mỹ đang rút quân khỏi Afghanistan và chú ý vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hợp tác quân sự giữa Mỹ và các nước trong khu vực sẽ là một cách để các nước nhỏ chống lại thế lực và ảnh hưởng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc.
    Tuy nhiên, so với tiềm lực và khả năng quân sự hiện tại, Mỹ mới chỉ  hợp tác quân sự ở mức khá khiêm tốn. Cụ thể, số quân Mỹ hiện có mặt ở khu vực Đông Á chỉ vào khoảng 22.000 binh sĩ. Mỹ cần phải tăng cường hiện diện quân sự ở  các nước Australia và Philipines. Mỹ thông báo sẽ triển khai quân (luân phiên) trên lãnh thổ Philipines. Đây là những tín hiệu cho thấy Mỹ đang nâng dần mức độ quan hệ hợp tác quân sự ở Thái Bình Dương.
    Tuy nhiên, Mỹ sẽ gặp một số khó khăn trong việc hợp tác quân sự. Thứ nhất, hợp tác quân sự sẽ không tránh khỏi thái độ dò xét của các nước trong khu vực. Vì vậy, Mỹ sẽ cần cam kết về việc không làm ảnh hưởng đến an ninh chung trong khu vực.  Thứ hai là thỏa thuận về chi phí và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cuối cùng là phản ứng từ phía Trung Quốc vốn nghi ngờ “hợp tác quân sự” của Mỹ là nhằm bao vây cô lập nước này.
    Hiện thời, các nước Châu Á (vốn nghi ngờ động cơ và tính toán thực sự của Mỹ) đã thấy rõ hơn về lợi ích của sự hợp tác quân sự với Mỹ - đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng lấn át, đe dọa các nước trong khu vực Biển Đông.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-co-con-giu-vai-tro-chi-phoi-the-gioi-a36641.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan