+Aa-
    Zalo

    Mỹ luôn tìm cách giải quyết nhiều vấn đề bằng quân sự?

    • DSPL
    ĐS&PL Các nhà lãnh đạo Mỹ cần phải hiểu được rằng, quân đội là một trong số nhiều công cụ để giải quyết tranh chấp, xung đột, và chỉ nên áp dụng công cụ này ở mức tối thiểu.

    Các nhà lãnh đạo Mỹ cần phải hiểu được rằng, quân đội là một trong số nhiều công cụ để giải quyết tranh chấp, xung đột, và chỉ nên áp dụng công cụ này ở mức tối thiểu.

    Triều Tiên, Iran, hay thậm chí là Nga khiến Mỹ lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia và áp dụng chính sách đối ngoại khắt khe.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có vẻ như chính phủ Mỹ đang có quá nhiều người ủng hộ sử dụng quân đội để giải quyết hầu hết các vấn đề quốc tế. Họ không hề biết được rằng, công cụ quân sự đặt ra một vấn đề nguy hiểm hơn, phản trực giác hơn: Mỹ càng lạm dụng thì càng chứng tỏ sự bất an của họ.

    Mỹ dường như đang lạm dụng quá đà các biện pháp quân sự. Ảnh: TIFIS

    Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, hầu hết người Mỹ đều đồng ý rằng một phản ứng quân sự là cần thiết để tìm kiếm công lý cho những nạn nhân vô tội. Tuy nhiên, vào giữa năm 2002, 2 nhóm khủng bố sừng sỏ lúc bấy giờ là Taliban và al-Qaeda đã bị truy quét gần hết ở Afghanistan.

    Vào thời điểm đó, Tổng thống George W. Bush cần phải tái bố trí quân đội Mỹ, nỗ lực tập trung để sửa chữa vi phạm về an ninh và thiết lập việc xây dựng một quốc gia hùng mạnh hơn. Tuy nhiên, thay vào đó, Washington lại lựa chọn tăng gấp đôi các hành động quân sự.

    Đến năm 2003, Mỹ triển khai chiến tranh ở Iraq để loại bỏ chính phủ của Tổng thống Saddam Hussein. Gần như ngay sau đó, đất nước Trung Đông này biến thành một khu vực sinh sản khủng bố (không có mối đe dọa khủng bố quốc tế nào đến từ Iraq trước khi thay đổi chế độ).

    Hai năm sau đó, quân đội Mỹ phải đối mặt với một cuộc nổi loạn nhỏ nhưng gây khó khăn ở Afghanistan và thay vì kết thúc nhiệm vụ, Washington tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự, nâng số binh sĩ tại đây lên 140.000 người, bao gồm lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Mỹ. Trong những năm gần đây, Washington đã tăng cường sử dụng sức mạnh quân sự gây thương vong trên diện rộng vào những quốc gia như Syria, Libya, Yemen, Chad, Niger và Somalia.

    Mỹ ngày càng lạm dụng các mối đe dọa quân sự, trực tiếp hoặc gián tiếp (cảnh báo, thách thức) để buộc Triều Tiên và Iran phải nhượng bộ. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng tăng cường, mở rộng quy mô các cuộc tập trận quân sự trên khắp châu Âu để chống lại Nga, cũng như ở châu Á để dằn mặt Trung Quốc.

    Chiến lược này đã khiến hàng chục ngàn người Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực (6.971 người thiệt mạng, 52.682 người bị thương kể từ ngày 11/9/2001, theo số liệu của Bộ Quốc phòng).

    Nếu như tất cả những gì Mỹ đã làm giúp họ giảm thiểu được mối đe dọa khủng bố, thiết lập mối quan hệ ổn định hơn với Nga và Mỹ, tăng cường sức mạnh quân đội thì những gì Washington bỏ ra vẫn rất đáng giá.

    Thế nhưng, trên thực tế, kết quả gần như ngược lại hoàn toàn, và Mỹ tốn quá nhiều của cải, nhân lực để nhận lại rắc rối.

    Quân đội Mỹ sa lầy tại nhiều chiến trường trên khắp thế giới. Ảnh: Huffpost

    Giả định nếu Tổng thống Bush rút quân vào mùa hè năm 2002 sau khi tiêu diệt thành công al-Qaeda và Taliban ở Afghanistan, Mỹ có thể sẽ không dành cả 17 năm tiếp theo để tìm kiếm chiến thắng vô ích, theo một số chuyên gia.

    Hoặc giả, nếu Mỹ không tham gia vào cuộc tấn công chống Libya vào năm 2011, không can thiệp vào nội chiến Yemen hay mở rộng hoạt động quân sự gây chết người ở hàng chục tiểu bang châu Phi, những khu vực đó vẫn có thể rơi vào hỗn loạn, nhưng sẽ chỉ là những thách thức địa phương.

    Để nước Mỹ để phát triển thịnh vượng, Washington phải thực hiện một số thay đổi đối với chiến lược lớn của họ. Đầu tiên, Mỹ phải thừa nhận rằng sức mạnh quân sự sẽ không giải quyết được các vấn đề chính trị, sắc tộc, hay tôn giáo. Thứ hai, các nhà lãnh đạo phải chấp nhận rằng nước Mỹ không thể giải quyết mọi vấn đề rắc rối trên thế giới và cũng không nên thử.

    Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển nền kinh tế và hiện đại hóa quân đội nhưng dĩ nhiên họ vẫn đứng sau sức mạnh của Mỹ. Nga là quốc gia thừa kế của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và luôn phải đối mặt với những hạn chế về kinh tế, địa lý và nhân khẩu học. Cả Nga và Trung Quốc đều là những cường quốc hạt nhân, nhưng họ cũng không dễ dàng sử dụng công cụ đó để nhằm vào Mỹ.

    Trên thực tế, gần 1 thế kỷ qua, Mỹ đã kiềm chế được cả những đối thủ mạnh mẽ nhất, vậy rõ ràng mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên và Iran là chưa đáng kể. Nhìn chung, mối đe dọa thực sự đối với an ninh Mỹ được đặt ra bởi tổng thể của tất cả các đối thủ tiềm năng là có thật, nhưng không nguy hiểm hay quá nghiêm trọng như thường được tuyên bố.

    Mục đích chính của chính phủ Mỹ là giữ cho người Mỹ an toàn, bảo vệ biên giới khỏi bị tấn công và đảm bảo sự thịnh vượng, giàu có. Duy trì một quân đội mạnh là một phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu đó, nhưng không phải là duy nhất.

    Sự lãnh đạo toàn cầu thực sự được dẫn dắt bởi việc tham gia ngoại giao và kinh tế bền vững. Thông qua việc sử dụng hiệu quả các biện pháp ngoại giao cứng rắn, Mỹ có thể tìm thấy mối quan hệ thương mại cùng có lợi với các đồng minh trên khắp thế giới, từ đó thu về lợi ích to lớn cho quốc gia của mình.

    Tương tự như vậy, Washington cũng có thể tận dụng những mối quan hệ thuận lợi và quyền lực kinh tế để tác động tích cực đến các đối thủ cạnh tranh trong khi hạn chế được nhiều rủi ro của các biện pháp trả đũa.

    Việc áp dụng triết lý như vậy không chỉ đảm bảo vấn đề đạo đức và đúng đắn mà còn là con đường tốt nhất đảm bảo sự lớn mạnh của một quốc gia ở cấp độ chiến lược.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-luon-tim-cach-giai-quyet-nhieu-van-de-bang-quan-su-a241221.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan