+Aa-
    Zalo

    Mỹ thành lập cơ sở tuyệt mật theo dõi tên lửa toàn thế giới

    • DSPL
    ĐS&PL Trong khi Triều Tiên khởi động một tên lửa đạn đạo xuyên Thái Bình Dương, thì các nhà lãnh đạo Mỹ đã thành lập một cơ sở tình báo đặc biệt đặt.

    Trong khi Triều Tiên khởi động một tên lửa đạn đạo xuyên Thái Bình Dương, thì các nhà lãnh đạo Mỹ đã thành lập một cơ sở tình báo đặc biệt đặt.

    Các quan chức cấp cao hàng đầu của Mỹ sẽ liên lạc với Trung tâm tình báo hàng không và vũ trụ (NASIC) được đặt tại căn cứ không quân Wright-Patterson, để được cung cấp thông tin cần thiết. Phân tích của NASIC sẽ giúp Nhà Trắng, Quốc hội và Lầu năm góc nhận thức được các mối đe dọa từ không gian, tấn công mạng và xác định nguy cơ tên lửa đối với Mỹ và các nước đồng minh.

    Nhân viên thuộc trung tâm tình báo hàng không và vũ trụ (NASIC) đang phân tích các dữ liệu. - Ảnh: Không quân Mỹ.

    Loren B. Thompson, chuyên gia phân tích quốc phòng của Viện Lexington, nói: "Không có gì là phóng đại khi nói rằng những đánh giá mà NASIC tạo ra có thể tạo ra sự khác biệt giữa chiến tranh và hoà bình".

    NASIC tuần trước đã chi 29 triệu USD (658 triệu) thành lập một cơ sở bí mật tại căn cứ quân sự Wright-Patterson. Cơ quan bí mật này có một máy bay chiến đấu MiG-29 nằm ngoài trụ sở chính đánh giá khả năng đe dọa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên. Đơn vị này sẽ sử dụng các công nghệ do thám, trinh sát tối tân nhằm theo dõi các hoạt động bất thường để cảnh báo nhanh nhất có thể tới các bộ phận khác.

    Đại diện Mỹ Mike Turner, R-Dayton, đã mời một số thành viên của Quốc hội, trong đó có Thornberry tham quan NASIC và Wright-Patterson, nơi mà ông này mô tả là "quan trọng" đối với an ninh quốc gia.

    Một nữ nhân viên NACIS đang làm việc - Ảnh: Không quân Mỹ.

    Hiện nay, NASIC có 3.100 nhân viên quân sự và dân sự và ngân sách 430 triệu USD (khoảng 9,7 tỉ). NASIC còn cung cấp các thông tin tình báo bí mật về lãnh đạo chính trị và quân sự cấp cao trên khắp thế giới cho các chuyên gia, chính trị gia nhằm giúp họ có thể chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa.

    NASIC sẽ cần tài trợ trong tương lai để mở rộng trụ sở chính, Larkin cho biết. Ông dự kiến ​​mức tăng trưởng "khiêm tốn" của lực lượng lao động, trung bình khoảng 100 nhân viên mỗi năm kể từ cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Nhân lực của cơ quan chủ yếu là khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nhu cầu cao về nhân viên mạng, và các chuyên gia xử lý dữ liệu là lực lượng cơ bản để phát triển cơ sở. Ông nói: "Điều chính chúng ta cần ở NASIC là những người sáng tạo, chăm chỉ, tận tụy tới đây để đem lại lợi ích cho đất nước".

    NAST có vai trò quan trọng là đánh giá mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa quân sự đối với Mỹ, ông Thompson, nhà tư vấn ngành công nghiệp quốc phòng chia sẻ. Ông này nói thêm: "Chúng ta thường dựa vào các phương tiện kỹ thuật thu thập thông tin tình báo, mà trong trường hợp của Triều Tiên có thể là thông tin tình báo duy nhất mà chúng ta có. Có lẽ không có nhiều gián điệp Mỹ hoạt động ở Triều Tiên".

    Ông Turner, thành viên của cả hai viện vũ trang và các ủy ban tình báo cho hay, các nhà lập pháp hiểu được công việc của NASIC đã trở nên quan trọng khi quốc gia này phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng phức tạp. "Bằng cách tiếp tục đưa các nhà lãnh đạo hàng đầu khác đến Wright-Patt để xem trực tiếp công việc quan trọng được thực hiện ở đây, tôi có thể ủng hộ tài trợ của Wright-Patt ở Washington", ông nói trong một tuyên bố cũng ghi nhận sự ủng hộ của ông đối với Quốc hội để mở rộng NASIC. 

    Ông Thompson, nguyên phó giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh của Đại học Georgetown, Washington, cho biết: "Hiểu được chính xác những gì mà Triều Tiên có thể đạt được sẽ quyết định tới sự tồn tại của hàng triệu người ở Mỹ và các quốc gia đồng minh".

    Ông nói: "Không thể biết rằng Triều Tiên đang thử nghiệm các tên lửa tầm xa lúc nào. Chúng ta cần phải biết liệu họ có đầu đạn hạt nhân mang theo tên lửa hay không, sản lượng thuốc nổ là bao nhiêu, đầu đạn hạt nhân chính xác như thế nào và liệu chúng có thể quay trở lại trong bầu khí quyển Trái đất hay không?".

    Mỹ có một loạt các hệ thống phức tạp để thu thập thông tin kỹ thuật như vậy, ông Thompson nói, nhưng NASIC phải áp dụng kinh nghiệm và chuyên môn vào các thông tin để tìm ra chính xác nó có ý nghĩa gì đối với an ninh của Mỹ.

    Hồi tháng 6, NASIC đã đưa ra báo cáo về "mối đe dọa tên lửa đạn đạo", và các mối đe dọa toàn cầu. Triều Tiên đã triển khai  tên lửa Taepo Dong-2 mang một vệ tinh vào quỹ đạo vào tháng 12/2012.

    Các chuyên gia NASIC cho biết: "Tốc độ vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây".

    Hằng Thanh(Theo Business Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-thanh-lap-co-so-tuyet-mat-theo-doi-ten-lua-toan-the-gioi-a207341.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan