+Aa-
    Zalo

    Năm 2017, ưu đãi hơn 35.000 tỷ tiền thuế khu vực FDI

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong tổng số các loại thuế tuyệt đối, khu vực này nộp năm ngoái là trên 37.000 tỷ đồng, trong khi thuế được miễn giảm đến trên 35.000 tỷ.

    Trong tổng số các loại thuế tuyệt đối, khu vực này nộp năm ngoái là trên 37.000 tỷ đồng, trong khi thuế được miễn giảm đến trên 35.000 tỷ.

    Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018.

    “Chúng tôi cho rằng đây là nguy cơ. Nó là nguy cơ chuyển giá, là ưu đãi theo chu kỳ thuế”, ông nói.

    Một nguy cơ nữa là việc quản trị thuế đối với khu vực “kinh tế bóng” phi chính thức. Ngoài ra còn tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt cho việc tính thuế.

    Ông Tuấn cũng cho rằng việc rất cần là sửa đổi những chính sách thuế trên cơ sở không phải là tăng mức thuế, tăng tỷ lệ nộp lên, mà mở rộng cơ sở nộp thuế. Ảnh minh họa 

    Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng chỉ ra các giải pháp khắc phục các nguy cơ. Một trong những phương án căn cơ là sớm ban hành hệ thống luật thuế. Ngoài ra còn các chính sách kế toán đơn giản phù hợp với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

    Ông Tuấn cũng cho rằng việc rất cần là sửa đổi những chính sách thuế trên cơ sở không phải là tăng mức thuế, tăng tỷ lệ nộp lên, mà mở rộng cơ sở nộp thuế. Bộ Tài chính sẽ tập trung vào nhóm thuế liên quan đến bảo vệ môi trường, để khuyến khích kinh tế xanh.

    Trước đó, bày tỏ lo ngại về việc ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khu vực FDI, nhiều chuyên gia cho rằng với thực tế bất cập trong ưu đãi kể trên, doanh nghiệp Việt bị đẩy vào thế khó cạnh tranh nổi.

    Chuyên gia kinh tế - luật sư Bùi Quang Tín cho rằng chính sách lúc nào cũng có hai mặt được và mất. Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đều ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài.

    Tuy nhiên, trước thực tế doanh nghiệp nội chỉ được ưu đãi trên 20% số thuế phải nộp, trong khi khối FDI hưởng tới trên 91%, ông Tín cho rằng điều đó đã tạo sự bất bình đẳng.

    "Đó là cái giá mà mình phải trả?" - ông Tín nói và cho rằng chính vì điều này khiến doanh nghiệp Việt vốn đã yếu nay càng yếu thêm và đề nghị cần tính toán giữa cái được và cái mất để tìm ra phương án phù hợp.

    "Làm sao doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn lên, chứ không thể cứ mãi ưu đãi cho FDI . Điều chúng ta thấy rõ, FDI cứ xin ưu đãi, khi không còn được lợi là đòi rút khiến chúng ta chịu thiệt" - ông Tín nói.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-2017-uu-dai-hon-35000-ty-tien-thue-khu-vuc-fdi-a216203.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan