+Aa-
Zalo

Nâng cao văn hóa giao thông: Từ ý thức người dân

  • DSPL

(ĐS&PL) - Ý thức tốt của người tham gia giao thông không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn mà còn góp phần xây dựng văn hóa, ứng xử văn minh nơi công cộng.

Trong năm 2022, trên cả nước xảy ra hơn 11,4 ngàn vụ tai nạn giao thông, khiến hơn 6000 người thiệt mạng, hơn 7000 người bị thương. Trong đó, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện.

Tại Hà Nội, trên các tuyến đường lớn không khó để bắt gặp những hình ảnh người tham gia giao thông không đội mũ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, bóp còi inh ỏi, chở quá số người quy định... Đến buổi chiều tan tầm  “bài ca” tắc đường lại tiếp tục diễn ra, không chỉ trục đường chính mới có hiện tượng ùn tắc mà ngay ở các tuyến phố nhỏ cũng nhan nhản các phương tiện lấn làn, leo vỉa hè dẫn đến tình trạng giao thông đã ùn lại càng tắc hơn. Điều này cho thấy văn hóa tham gia giao thông vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm, cải thiện.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, xây dựng văn hóa giao thông chính là nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của con người.

nang cao van hoa giao thong giam thieu nguy co tai nan dspl2
Ý thức giao thông tốt không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn, tăng tính an toàn cho người tham gia giao thông mà còn góp phần xây dựng văn hóa, ứng xử văn minh nơi công cộng.

Văn hóa giao thông bao gồm việc tuân thủ các quy tắc giao thông cơ bản, như đeo mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không vi phạm tốc độ giới hạn, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các xe, không sử dụng điện thoại khi lái xe, đồng thời tuân thủ các biển báo, đồng thời giữ gìn vệ sinh môi trường khi lưu thông trên đường.

“Với những người có tuổi tham gia giao thông như chúng tôi, tôi rất khó chịu trước việc nẹt bô, bóp còi inh ỏi của các bạn trẻ. Tôi hy vọng rằng bố mẹ và nhà trường sẽ sát sao hơn nữa trong việc chỉ bảo các con tham gia giao thông ngay từ bé. Nhiều năm về sau ở Hà Nội sẽ không còn tình trạng này”, bà Nguyễn Thúy Hằng, cư dân quận Nam Từ Liêm cho hay.

“Trước khi đi xe ra đường thì cần chấp hành đúng luật, mang mũ, giấy tờ đầy đủ. Khi lưu thông trên đường cần đi đúng làn đường của mình, không đi quá tốc độ, không vượt đèn đỏ. Một việc nhỏ như thế đã bảo vệ được cho chính bản thân và rất nhiều người khác”, ông Trần Đình Hoàng, người dân quận Hoàng Mai chia sẻ.

nang cao van hoa giao thong giam thieu nguy co tai nan dspl1
Việc xây dựng lối sống, ứng xử có văn hóa đối với người tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Để xây dựng văn hóa giao thông một cách khoa học, hợp tình hợp lý, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của người thực thi công vụ thì việc lối sống, ứng xử có văn hóa của người tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông.

Bình luận về vấn đề này, Chuyên gia văn hóa - PGS, TS Phạm Ngọc Trung chia sẻ: “Trong vòng 4 -5 năm qua, văn hóa giao thông của chúng ta đã được xây dựng một cách cơ bản, có tiến bộ rất nhiều. Tuy nhiên ở một số nơi vẫn còn xuất hiện nhiều người tham gia giao thông với nhiều lý do khác nhau không tuân thủ luật an toàn giao thông nên đã dẫn tới nhiều tai nạn đáng tiếc.

Để giảm nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia giao thông trước hết chúng ta cần tránh tiêu cực trong việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe; phương tiện giao thông cần kiểm tra, kiểm định đúng kỳ hạn, chất lượng; hệ thống biển báo, biển cấm phải được thiết kế hợp lý...

Bên cạnh đó, ý thức của người tham gia giao thông phải kết hợp với trách nhiệm của các nhà quản lý, điều hành giao thông. Ngoài ra cần có một chế tài nghiêm khắc để xử phạt các hành vi vi phạm một cách công khai, minh bạch, rõ ràng. Tránh tình trạng người này bị phạt mà người kia không bị phạt”.

Có thể khẳng định, trách nhiệm xây dựng văn hóa giao thông không phải của riêng ai, mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng, xã hội. Cùng với đó, việc xây dựng văn hóa giao thông phải đi đôi với điều kiện hạ tầng mới có thể theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.

“Văn hóa được hình thành khi con người ta sống chung và thương lượng với nhau. Không gian đô thị là hữu hạn, không gian con người là vô hạn, chúng ta cần tìm được tiếng nói chung giữa người đi ô tô và người đi xe máy, người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Để xây dựng được một văn hóa giao tốt, trước hết bộ máy quản lý, các cấp chính quyền cần liêm chính, công bằng, có như vậy người dân mới nâng cao ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông”, ông Trần Huy Ánh, Chuyên gia đô thị (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) cho hay.

Thảo Ly

 

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-cao-van-hoa-giao-thong-giam-thieu-nguy-co-tai-nan-a566028.html
Sự kiện: Đời sống 24h
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng chỉ đạo

Phó Thủ tướng chỉ đạo "nóng" khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông 8 người tử vong ở Quảng Nam

Phó Thủ tướng phân công ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức đoàn công tác của Ủy ban và các cơ quan thành viên liên quan, trực tiếp đến ngay hiện trường để phối hợp lãnh đạo địa phương chỉ đạo khắc phục hậu quả và thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân.