+Aa-
    Zalo

    Nắng nóng đỉnh điểm, người già, trẻ nhỏ thi nhau nhập viện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nắng nóng kéo dài và dự kiến còn tiếp tục trong vài ngày tới là nguyên dẫn đến nhiều bệnh như đột quỵ, viêm não Nhật Bản, các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da...

    Nắng nóng kéo dài và dự kiến còn tiếp tục trong vài ngày tới là nguyên dẫn đến nhiều bệnh như đột quỵ, viêm não Nhật Bản, các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da... 

    Chiều 2/7, tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, không còn bất kỳ một giường trống nào, thậm chí một số bệnh nhi điều trị lâu dài còn phải luân chuyển ra phòng điều trị. 

    Bác sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho hay, thông thường tại đây lúc nào cũng trống vài giường bệnh, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại đã kín. Cứ bệnh nhân nào tiến triển tốt được chuyển sang khoa điều trị sẽ có bệnh nhân khác thay thế.

    Thậm chí, có những bệnh nhi phải gửi nằm ở khoa Cấp cứu sau khi có giường sẽ được chuyển lên Hồi sức Cấp cứu.

    Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ngày 2/7, không còn giường nào trống. Ảnh: Báo giao thông

    Cũng theo bác sĩ Tuấn, số trẻ nhập viện thăm khám và điều trị trong đợt này không gia tăng, nhưng lại gia tăng số bệnh nhân mắc bệnh nặng. Các bệnh chủ yếu vẫn là viêm não, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi…

    Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài, bệnh nhi nhập viện do đuối nước cũng tăng đáng kể. Trong 3 ngày, khoa đã tiếp nhận 3 bệnh nhi nhập viện do đuối nước. Rất may không có bệnh nhi nào tử vong.

    TS.BS Tạ Anh Tuấn khuyến cáo, trong những ngày nắng gắt, các bậc cha mẹ cần lưu ý tới các bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn ngoài da. Đặc biệt một số bệnh nhiễm khuẩn liên quan tới vi khuẩn gram dương, bệnh nhân bị viêm, đau, sưng, tấy, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu.

    “Trong những ngày hè nắng nóng trẻ nhỏ dễ ra mồ hôi, nếu không vệ sinh thân thể sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những tổn thương trên da nếu không được điều trị rất dễ gây ra bội nhiễm. Có những bệnh nhi nổi mụn nhọt không được vệ sinh thân thể sạch sẽ gây bội nhiễm đã dẫn tới nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm”, bác sĩ Tạ Anh Tuấn nói.

    Bác sĩ Tuấn cho hay, điều quan trọng là cung cấp đủ dịch cho trẻ, nên cho trẻ uống nước đủ, không cho trẻ ra nắng, khiến trẻ dễ mất nước, sốc nhiệt. Với trời nóng cần dùng điều hòa làm mát cho trẻ, nhưng nên duy trì ở nhiệt độ 27 - 28 độ C. Lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ nên tránh thay đổi nhiệt đột ngột khi ra, vào phòng.

    Bác sĩ Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Thanh Nhàn cũng thông tin, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, bệnh nhân bị tai biến do huyết áp tăng cao đột ngột bất thường. Những ngày gần đây, mỗi ngày bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận 5-6 ca tai biến mạch máu não, phần lớn đến là do phát hiện muộn khi đó rất khó xử trí, tỷ lệ di chứng nặng nề hơn người đến sớm, vì họ thấy chóng mặt, đau đầu lại chỉ nghĩ là bị say nắng, say gió.

    Những bệnh nhân này hầu hết đều được điều trị huyết áp trước đó nhưng không kiểm soát đúng liệu trình, cộng với thời tiết nắng nóng, gây đứt mạch máu não.

    Để phòng chống tai biến, đột quỵ mùa nóng, theo bác sĩ Giang, người bệnh phải dùng thuốc kiểm soát định kỳ, dùng theo đúng liệu trình thuốc bác sĩ đã kê đơn; phải kiểm tra huyết áp ngày hai lần. Nếu thấy huyết áp cao bất thường phải đến bác sĩ kiểm tra và chỉnh đơn thuốc. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ phải đến viện ngay.

    Đồng Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-nong-dinh-diem-nguoi-gia-tre-nho-thi-nhau-nhap-vien-a235084.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan