+Aa-
    Zalo

    NATO đối diện "ngã rẽ" khi xung đột Ukraine bước sang giao đoạn mới

    • DSPL
    ĐS&PL Trước viễn cảnh chiến sự tại Ukraine sẽ kéo dài và diễn biến gay gắt, các nước NATO giờ đang đối diễn với nhiều "ngã rẽ" với câu hỏi: Làm thế nào để giải quyết giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột và những bất ổn kéo theo?

    Đã hơn 1 tháng trôi qua kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tình hình vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Đặc biệt, khi Moscow bắt đầu thay đổi chiến lược của mình và đưa cuộc xung đột sang một giai đoạn mới, các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đứng trước nhiều "ngã rẽ" trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng và những bất ổn kéo theo.

    Theo New York Times, hai quan chức phương Tây tiết lộ các nước Trung Âu bao gồm Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic mong muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga và mong muốn những biện pháp mạnh tay, buộc Nga phải chịu thua. Họ lo ngại bất kỳ thằng lợi nào Nga giành được đểu có thể mang đến sự bất ổn cho an ninh châu Âu. 

    Trong khi đó, các quốc gia khác tin rằng Nga sẽ không dễ dàng chịu khuất phục và kết quả của cuộc xung đột có thể sẽ rất hỗn loạn. Các nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn duy trì quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin mặc dù họ lên án hoạt động quân sự của ông tại Ukraine.

    screen shot 2022 04 09 at 101233
    Một nhóm binh sĩ Ukraine trên xe chiến đấu bọc thép và xe tăng di chuyển qua thị trấn Bucha, Ukraine, mới được giải phóng vào hôm 7/4. Ảnh: NYT 

    Một cuộc họp Ngoại trưởng các nước NATO đã diễn ra trong tuần qua để thảo luận về cách hỗ trợ Ukraine khi chiến sự vẫn tiếp diễn. Tại đây, các nước NATO đã đạt được sự nhất trí ở một điểm chính: Chiến sự sẽ còn kéo dài và dù chậm chạp nhưng các lực lượng Nga đang có những bước tiến mới ở phía Đông Ukraine. 

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận xét: "Moscow sẽ không từ bỏ tham vọng của họ ở Ukraine. Hiện nay, chúng tôi ghi nhận các lực lượng của họ đã rời khỏi Kyiv để tập hợp lại, tái trang bị và tiếp tế. Và họ đang chuyển trọng tâm chiến dịch sang khu vực phía Đông".

    Các quan chức NATO dự đoán việc này sẽ mất khoảng vài tuần. Trong đó, các lực lượng Nga sẽ tới Belarus để tập hợp lại và được tiếp tế. Sau đó, họ sẽ tiếp tục lên đường trở về Nga và tiến đến phía Đông Ukraine.

    Ông Stoltenberg nói thêm: "Trong những tuần tới, tôi dự đoán Nga sẽ có sự thúc đẩy hơn nữa về phía Đông và phía Nam Ukraine với mục tiêu là kiểm soát vùng Donbas và mở con đường trên bộ tới bán đảo Crimea".

    Tuần qua, hình ảnh thi thể người dân thiệt mạng được ghi nhận ở thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv, sau khi lực lượng Nga rút quân đã gây chấn động thế giới. Dù phía Nga đã phủ nhận sự liên quan trong vụ việc này nhưng các nước phương Tây đều đồng loạt lên án Moscow và đã áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mạnh tay với họ. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt này cũng khó có thể buộc Nga kết thúc chiến dịch quân sự của mình. 

    New York Times đưa tin, có một thoả thuận chung đã được đưa ra về, quyết định rằng Nga không còn là đối tác chiến lược của liên minh; rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không còn bị ràng buộc bởi giới hạn quân số của Đạo luật NATO-Nga năm 1997; và thế trận quân sự của tổ chức này phải được tăng cường mạnh mẽ để răn đe Nga.

    Ngoài ra, các nước cũng đã thảo luận về việc viện trợ cho Ukraine. Được biết, khoảng 2/3 nước thành viên NATO đã cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Trong đó, CH Séc đã hỗ trợ Kyiv các loại xe tăng và thiết giáp từ thời Liên Xô.

    Tuy nhiên, tại phương Tây, một số vũ khí trong kho dự trữ đang ở mức thấp ví dụ như tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất. Các quan chức nói thêm rằng, Ukraine cũng sẽ cần các loại vũ khí khác nhau cho giai đoạn tiếp theo của xung đột ở phía Đông đất nước, bao gồm pháo binh tầm xa hơn và máy bay không người lái có vũ trang tinh vi hơn, để đẩy lùi Nga, chứ chưa nói đến việc buộc Nga rút hoàn toàn quân.

    screen shot 2022 04 09 at 101207
    Ngoại trưởng Antony Blinken (trái) đang nói chuyện với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Brussels. Ảnh: NYT 

    Số lượng tàu chiến được gửi đến Ukraine chưa được tiết lộ, nhưng các quan chức nói rằng nhìn chung, con số là rất lớn và đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong xung đột hiện nay.  Nhưng loại vũ khí nào hữu dụng nhất và cân nhắc những kết quả có thể xảy ra là điều đang khiến các nhà lãnh đạo NATO bận tâm.

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận xét: "Trên một số mặt trận, rõ ràng chúng ta đã thấy tình hình đang có sự thay đổi".

    Ông Blinken cho biết các cuộc họp của NATO sẽ tập trung vào các cách thức mới để hỗ trợ Ukraine và "gây áp lực lên Nga" cũng như Tổng thống Putin. Ngày 7/4, ngoại trưởng Mỹ cho rằng có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều bằng chứng về hành động tàn bạo khi Nga rút khỏi các vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát, ví đây như một đợt "thuỷ triều rút".

    Làm thế nào để chiến dịch quân sự có thể kết thúc cũng là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với Ukraine mà đối với toàn bộ liên minh. Các quan chức Mỹ vẫn còn hoài nghi khả năng Nga đã sẵn sàng nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra với Ukraine, mặc dù họ không loại trừ khả năng và muốn đảm bảo đòn bẩy của Kyiv trong các cuộc đàm phán.

    Đó là một vấn đề chính, Trong khi Ukraine sẽ tự quyết định cách thức và thời điểm kết thúc xung đột trong các cuộc đàm phán với Moscow, Tổng thống Ukriane Volodymyr Zelensky và chính phủ của ông vẫn thường xuyên thảo luận với các nhà lãnh đạo NATO, bao gồm cả Mỹ.

    screen shot 2022 04 09 at 101216
    Một binh sĩ Ukraine đứng gần một chiếc xe tăng T-90 của Nga bị tiêu diệt bằng tên lửa Javelin, do Mỹ sản xuất, ở ngoại ô Kyiv. Ảnh: NYT 

    Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho biết trong tuần này: "Công việc của chúng tôi là hỗ trợ người Ukraine. Chúng tôi sẽ can thiệp vào kết quả này đối với người Ukraine".

    Một số quốc gia, đặc biệt là ở Trung Âu và bao gồm cả Anh, lo lắng rằng bất kỳ hình thức mở rộng nào của Nga vào lãnh thổ Ukraine, chứ chưa nói đến chiến thắng của Nga, sẽ khuyến khích hành động của ông Putin và ảnh hưởng tới an ninh, cũng như các giá trị tổng thể của châu Âu như tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. New York Times cho biết những nước này muốn Nga nhận thất bại. 

    Một quan chức phương Tây khác khẳng định ngay cả khi cuộc chiến kết thúc với một đường dây liên lạc mới giữa các lực lượng Nga và Ukraine, NATO vẫn có mục đích làm việc với Kyiv. Người này chỉ ra vấn đề quan trọng là cần trang bị và huấn luyện cho các lực lượng Ukraine thật tốt để Tổng thống Putin không muốn thử triển khai thêm một chiến dịch quân sự nào khác. 

    Các ngoại trưởng cũng sẽ bắt đầu thảo luận sâu hơn về khái niệm chiến lược mới của NATO, khái niệm chiến lược đầu tiên kể từ năm 2010, hiện đang ở giai đoạn đầu dự thảo. Dự thảo này sẽ đề ra những biện pháp cứng rắn hơn với Nga và dự đoán một thời gian đối đầu dài hơn và nhiều sự răn đe hơn.

    Minh Hạnh (Theo New York Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nato-doi-dien-nga-re-khi-xung-dot-ukraine-buoc-sang-giao-doan-moi-a533697.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan