+Aa-
    Zalo

    Nếp gấp lạ ở dái tai cảnh báo bệnh tim

    ĐS&PL Một số nghiên cứu đáng chú ý đã phát hiện mối liên hệ giữa nếp gấp dái tai và bệnh động mạch vành.

    Nếu phần dái tai nơi thường đeo khuyên tai xuất hiện nếp gấp đặc biệt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh động mạch vành (CAD). Nếp gấp dái tai này là một đường chéo 45 độ, còn được gọi là dấu hiệu Frank vì đặt theo tên của bác sĩ Sanders T. Frank - người đã ghi nhận mối liên hệ nói trên vào năm 1970.

    Nhiều nhà nghiên cứu đã xem xét giá trị báo trước của nếp gấp dái tai đối với bệnh động mạch vành trong nhiều năm. Ở một nghiên cứu lớn liên quan đến hơn 500 trường hợp khám nghiệm tử thi, nếp  gấp dái tai xuất hiện ở 80% số người dưới 40 tuổi bị bệnh động mạch vành.

    Theo Insider, một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng nếp gấp dái tai có liên quan đến tỷ lệ mắc, phạm vi và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của bệnh động mạch vành.

    Một nghiên cứu gần đây hơn đã quan sát 241 bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp và nhận thấy 78,8% người bệnh có nếp gấp ở dái tai. Các tác giả nghiên cứu kết luận, nếp gấp chéo ở dái tai là một yếu tố dự đoán độc lập về đôt quỵ do thiếu máu cục bộ - một trường hợp cấp cứu y tế có liên quan đến bệnh động mạch vành.

    Tuy nhiên, một đánh giá hệ thống năm 2021 đã báo cáo rằng độ chính xác của nếp gấp dái tai để phát hiện hội chứng mạch vành mãn tính vẫn chưa đủ. Theo Tiến sĩ Jesus Lizarzaburu ở TPMG Grafton Family Medicine, nhìn chung giá trị báo trước của nếp gấp dái tai không lớn bằng các yếu tố rủi ro đã biết nư hút thuốc, bệnh tiểu đường type 2 và tăng huyết áp.

    nep gap la tren tai canh bao benh tim
    Nếp gấp dái tai đặc biệt trên tai một người đàn ông lớn tuổi. Ảnh: Getty

    Có rất nhiều giả thuyết về mối liên hệ giữa nếp gấp dái tai và bệnh động mạch vành, gồm thiếu nguôn cung cấp máu, thay đổi trong chuỗi ADN, mất elastin, béo phì và lão hóa.

    Thiều nguồn cung cấp máu

    Các động mạch thường cung cấp lượng máu giàu oxy cần thiết cho dái tai để giữ cho các mô khỏe mạnh. Nếu các động mạch không hoạt động bình thường – một dấu hiệu của bệnh động mạch vành thì dái tai có thể nhăn lại do thiếu nguồn cung cấp máu.

    Thay đổi ở chuỗi ADN

    Trong bức thư gửi đến Tạp chí Y tế The Lancet năm 1984, một giáo sư ở Trường Y khoa Bệnh viện Guy (London, Anh) đã đề cập đến yếu tố di truyền tiềm ẩn. Ông đưa ra giả thuyết rằng những thay đổi trong chuỗi ADN của một nhiễm sắc thể cụ thể có thể liên quan đến nếp gấp chéo ở dái tai do cả hai đều liên quan tới chứng xơ vữa động mạch – nguyên nhân của bệnh động mạch vành.

    Mất elastin

    Elastin là một loại protein trong cơ thể chịu trách nhiệm về tính đàn hồi và sức mạnh của các mô. Tiến sĩ William Elliott ở khoa Khoa học Y sinh - Đại học Khoa học Y tế Tây Bắc Thái Bình Dương cho biết mất elastin ở dái tai có liên quan đến việc mất elastin trong các động mạch chính. Các nếp nhăn vật lý có khả năng xuất hiện do thiếu nguồn cung cấp máu.

    Béo phì

    Nếp gấp ở dái tai có thể là dấu hiệu của bệnh béo phì. Đây là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh đối với các rối loạn tim mạch.

    Lão hóa

    Một nghiên cứu đã phát hiện các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy được, ví dụ như nếp gấp ở dái tai, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và đau tim (không phụ thuộc vào tuổi tác).

    Nhìn chung, mối liên hệ giữa nếp gấp dái tai với bệnh động mạch vành vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Các nhà chuyên môn cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định nguyên nhân “gốc rễ” của dấu hiệu Frank, Insider thông tin.

    Khi nào cần đi khám?

    Tiến sĩ Arnon Blum ở Đại học Bar-Ilan - tác giả của nghiên cứu về mối liên hệ giữa nếp gấp dài tai với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cho biết những người xuất hiện nếp gấp ở dái tai nên đến gặp bác sĩ để tầm soát bệnh tim mạch.

    Trong khi đó, Tiến sĩ người Mỹ Alex McDonald khuyến cáo mọi người đi khám nếu có các triệu chứng khác liên quan đến bệnh động mạch vành như đau tức ngực lan ra cánh tay trái, đau vai hoặc hàm dưới, đau hoặc sưng chân, khó thở, mệt mỏi. Các triệu chứng của bệnh động mạch vành có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân gắng sức và khỏi khi họ nghỉ ngơi.

    Tốt nhất người lớn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm/lần. Nếu bạn trên 40 tuổi hoặc có một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim như hút thuốc, tiểu đường thì bạn có thể cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn.

    Đinh Kim(Theo Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nep-gap-la-o-dai-tai-canh-bao-benh-tim-a560511.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan