+Aa-
    Zalo

    Nga công bố bằng chứng vô can trong vụ máy bay MH-17 bị bắn hạ

    • DSPL
    ĐS&PL Tập đoàn Almaz-Antey của Nga đã cung cấp những bằng chứng không thể bị làm giả ghi nhận được từ radar cho thấy nước này không liên quan đến vụ MH-17 gặp nạn.

    Tập đoàn Almaz-Antey của Nga đã cung cấp những bằng chứng không thể bị làm giả ghi nhận được từ radar cho thấy nước này không liên quan đến vụ MH-17 gặp nạn.

    Ngay sau khi vụ máy bay MH-17 bị bắn rơi xảy ra, nhiều người dân ở các nước châu Âu cho rằng Nga có thể liên can tới việc bắn rơi máy bay chở khách của Malaysia MH-17 vào năm 2014 trên bầu trời Donbass.

    Theo quan điểm của phương Tây, vụ việc xảy ra là do tên lửa thuộc hệ thống phòng không Buk bắn trúng, trong khi những hệ thống này đang có trong biên chế của lực lượng dân quân nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng khi đó.

    Về phần mình, Nga luôn khẳng định vô can, cũng giống như lực lượng quân đội của Donbass.

    Tập đoàn Almaz-Antey của Nga đã xua tan tất cả các luận cứ chống lại Nga sau khi cung cấp cho người Hà Lan những bằng chứng ghi nhận được từ radar mà không thể bị làm giả.

    Nga đưa ra bằng chứng không liên quan đến vụ MH-17 gặp nạn. Ảnh: Reuters

    Theo thông báo của Tập đoàn này, radar Utes-T tại Ust-Donetsk đã không ghi nhận được việc phóng tên lửa từ khu vực này, điều này nói lên rằng việc phóng tên lửa phải xuất phát từ hướng Ukraine. Việc phát hiện các thiết bị quân sự bằng radar đã được diễn ra mà không có sự can thiệp nào.

    Chuyên gia Leonkov cũng tiết lộ nguyên lý hoạt động của hệ thống phát hiện bằng radar. Theo ông, các trạm radar của Nga hoạt động theo nguyên tắc mã máy tính. Hay nói cách khác, mã nguồn được cài đặt sau môi trường MS-DOS, và sau đó là hệ điều hành với các phần mềm thích hợp. Hoặc là, trên thực tế có 3 lớp bảo vệ được hình thành. Nếu lớp thứ 2 và 3 bị phá vỡ, thì mã máy tính sẽ không thể bị thay đổi. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ được nhận biết rất dễ dàng.

    Do đó trong trường hợp này, Nga đã cho thấy rằng, các tên lửa Buk của Nga không liên quan tới vụ việc máy bay MH-17 rơi.

    Trước đó, hôm 3/4 vừa qua, bản công bố của Tổ điều tra quốc tế (JIT) trên trang chủ của Văn phòng công tố viên Hà Lan cho biết: "Tên lửa khi phóng ra không được radar ghi lại do đặc tính và tốc độ bay quá lớn. Radar này được đặt tại một khu dân cư trong vùng Rostov của Nga.

    JIT gồm đại diện từ các cơ quan điều tra và luật pháp của Hà Lan, Australia, Bỉ, Malaysia và Ukraine, điều tra vụ máy bay dân dụng của Malaysia Airlines mang số hiệu MH17, bị bắn rơi ngày 17/7/2014 trên bầu trời Donbas, Ukraine".

    Trong báo cáo cũng cho biết, tốc độ của tên lửa quá lớn so với tốc độ máy bay bị bắn nên radar không thể ghi lại được, do đó chưa thể xác định được điểm phóng tên lửa.

    Báo cáo này được đưa ra bởi hai chuyên gia độc lập, dựa trên đánh giá kết luận của các nhà điều tra trong JIT. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết, theo hình ảnh từ radar quân sự, không có máy bay khác xuất hiện gần MH17 vào thời điểm bị bắn rơi.

    Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi ở Ukraine khi đang trên đường từ Amsterdam, Hà Lan đến Kuala Lumpur, Malaysia ngày 17/7/2014, khiến 298 người thiệt mạng, hầu hết là người Hà Lan.

    Nhân Văn (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-cong-bo-bang-chung-vo-can-trong-vu-may-bay-mh-17-bi-ban-ha-a225155.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan