+Aa-
    Zalo

    Nga lên kế hoạch sản xuất tên lửa và đạn pháo điện từ ẩn chứa sức mạnh không ngờ

    • DSPL
    ĐS&PL Techmash (thuộc Tập đoàn Rostec) đang xem xét khả năng chế tạo ra các tên lửa và đầu đạn pháo xung điện từ đa dạng cho nhiều hệ thống vũ khí.

    Techmash (thuộc Tập đoàn Rostec) đang xem xét khả năng chế tạo ra các tên lửa và đầu đạn pháo xung điện từ đa dạng cho nhiều hệ thống vũ khí.

    Khẩu súng điện từ bản thử nghiệm đang được Nga nghiên cứu chế tạo hoàn thiện. Nguồn ảnh: TASS.

    Ngày 24/5, trả lời câu hỏi của TASS về việc Công ty có thiết kế tên lửa, đầu đạn pháo xung điện từ và cung cấp cho nhiều hệ thống tên lửa và pháo binh nhằm mục đích tác chiến điện tử hay không, Phó Tổng Giám đốc Techmash Alexander Kochkin cho biết:

    "Vấn đề tạo ra các tên lửa như vậy đang được thảo luận. Có những ý tưởng và khái niệm mà chúng tôi sẵn sàng đưa ra nếu có bất kỳ yêu cầu nào từ khách hàng".

    Tuy nhiên ông Kochkin nói thêm rằng khách hàng chính của Techmash là Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ yêu cầu kỹ thuật cho các tên lửa như vậy.

    Trong khi đó theo tuyên bố của ông Alexey Shurupov, Giám đốc Viện Hàn lâm khoa học Nga: "Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã thử súng điện từ bắn viên đạn nặng chỉ vài chục gram bay với tốc độ đến 6,25 km/s (22.500 km/h), tốc độ này rất gần tốc độ vũ trụ cấp 1".

    Với tốc độ kinh hoàng của viên đạn do phòng thí nghiệm nói trên ở Nga thực hiện, không lớp bảo vệ nào của các thiết bị quân sự hiện tại có thể chống đỡ nổi, từ tàu chiến, xe tăng, máy bay. Và nó được cho rằng bay nhanh gấp 3 lần tốc độ pháo điện từ Mỹ trong thử nghiệm (7.000km/h).

    Pháo điện từ hay súng điện từ (railgun) được coi là một trong những loại vũ khí của tương lai, không cần đầu đạn nổ, không cần thuốc súng, chỉ là một đầu đạn kim loại đặc được bắn đi với tốc độ cao. Chính tốc độ cao này sẽ tạo nên độ công phá cực mạnh của đầu đạn, kèm theo đó là khả năng không thể bị đánh chặn do nó vốn dĩ có tốc độ rất lớn.

    Hiện tại, mới chỉ có Mỹ có khả năng chế tạo được một khẩu súng điện từ gần như là hoàn chỉnh và thử nghiệm bắn thành công. Một quốc gia khác là Trung Quốc cũng đang rục rịch thử nghiệm một nguyên mẫu pháo điện từ trên tàu chiến trong đầu năm nay.

    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work (phải) kiểm tra lỗ thủng trên một tấm thép sau khi bị đầu đạn pháo điện từ xuyên qua trong cuộc thử nghiệm ở Dahlgren, Virginia, hồi năm ngoái. Ảnh: US DoD

    Trong khi đó đối với Nga, công nghệ chế tạo pháo điện từ không phải là quá mới mẻ khi nó đã tồn tại từ thời Liên Xô, tuy nhiên tính ứng dụng của loại vũ khí này lại không cao và mỗi phát bắn đều đòi hỏi một nguồn năng lượng cực lớn. Nếu so về độ tiện dụng thì tên lửa vẫn có lợi thế hơn hẳn so với pháo điện từ trên tàu chiến.

    Theo nhận định của những chuyên gia hàng đầu về quốc phòng, thành công với vũ khí điện từ có thể làm thay đổi bản chất các cuộc hải chiến trong tương lai. Bởi so với tên lửa, vũ khí điện từ có nhiều lợi thế về chi phí sử dụng rẻ, bảo quản dễ dàng và hiệu năng chiến đấu cao. Thực tế, chiến hạm dù có lớn tới đâu cũng chỉ mang được một số lượng đạn tên lửa nhất định.

    Trong tác chiến, đạn tên lửa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gây nhiễu có thể trượt mục tiêu nếu hệ thống dẫn đường bị vô hiệu hóa. Đối với vũ khí điện từ thì không.

    Khả năng bay thuần quán tính, tốc độ siêu thanh, đầu đạn tấn công có phản xạ tiết diện nhỏ nên việc ngăn chặn hoặc gây nhiễu chúng gần như là không thể. Với sơ tốc đầu đạn lớn, khả năng phá hủy của đạn pháo ray điện bắn ra không khác gì với các đầu đạn mang thuốc nổ hạng nặng.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-len-ke-hoach-san-xuat-ten-lua-va-dan-phao-dien-tu-an-chua-suc-manh-khong-ngo-a276999.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan