+Aa-
    Zalo

    Nga nghiên cứu hệ thống tên lửa mới để dằn mặt phương Tây

    • DSPL
    ĐS&PL Nga sẽ bắt đầu nghiên cứu và phát triển một hệ thống tên lửa đất đối không mới cho quân đội của mình vào năm 2018, theo trang tin quân sự National Interest.

    Nga sẽ bắt đầu nghiên cứu và phát triển một hệ thống tên lửa đất đối không mới cho quân đội của mình vào năm 2018, theo trang tin quân sự National Interest.

    Công trình nghiên cứu dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi vào năm 2020. Nhóm vũ khí mới trong tương lai - mà người Nga tạm gọi tên là "Standard" (Tiêu chuẩn) sẽ thay thế tất cả các tên lửa phòng không của Lực lượng Không quân Nga bao gồm Tor, Buk và một số phiên bản của S-300. Tuy nhiên, hệ thống mới sẽ không thể thay thế S-400 và S-500.

    Trung tướng Alexander Leonov, chỉ huy quân đội phòng không của Nga nói với hãng thông tấn TASS rằng: "Đến năm 2020, trọng tâm chính của sự phát triển là tạo ra một hệ thống vũ khí đa năng cho quân đội".

    Khi phát triển quy mô toàn bộ vào năm 2020, người Nga hy vọng sẽ tạo ra một hệ thống phòng không hoàn hảo và tích hợp với hệ thống có thể sử dụng tên lửa mô đun, ông Leonov nói. Tên lửa này sẽ có các biến thể ngắn, trung bình và tầm xa. Hơn nữa, hệ thống tương lai có thể kết hợp các công nghệ mới như laser và các loại vũ khí năng lượng trực tiếp, Trung tướng Leonov cho biết thêm.

    Standard không phải là một hệ thống vũ khí, nó bao gồm nhiều hệ thống phòng không mặt đất thế hệ mới của Nga.

    Nga khởi động kế hoạch nghiên cứu, phát triển hệ thống tên lửa mới. Ảnh: National Interest

    "Ý ông Leonov là hệ thống mới không phải chỉ bao gồm hệ thống SAM đặc biệt. Nhóm nghiên cứu sẽ bắt đầu phát triển toàn bộ vũ khí và trang thiết bị cho các đơn vị phòng không của lục quân Nga", chuyên gia phân tích quốc phòng Vasily Kashin tại Trường Kinh tế Cao cấp của Moscow (HSE) nói với National Interest.

    Standard sẽ là một hệ thống toàn diện bao gồm các phiên bản mới của mọi bộ phận phục vụ cho Lục quân Nga. "Standard là thế hệ mới của SAM, radar, hệ thống chỉ huy và điều khiển phòng không của quân đội", ông Kashin khẳng định.

    Bên cạnh đó, theo ông Kashin, khái niệm của Moscow về quân đội khác với Lục quân phương Tây. Lực lượng của Nga dự kiến ​​sẽ hoạt động trong một môi trường mà đối phương đã giành quyền kiểm soát bầu trời. Như vậy, sự hình thành của Lục quân Nga được sẽ luôn đi kèm với số lượng lớn các thiết bị phòng không di động.

    Như một quan chức quốc phòng Nga giải thích, bất kể hệ thống nào xuất hiện từ chương trình Standard đều có khả năng thay thế các hệ thống phòng không khôn ngoan của Không lực Nga bao gồm Pantsir, Tor, Buk và thậm chí cả S-300V4 siêu dài.

    "Trong năm 2008, một số hệ thống S-300V đã được chuyển sang PVO (VKS), nhưng một số vẫn còn trong Lục quân. Các hệ thống S-300V4 mới cũng được đưa cho đơn vị Lục quân", ông Kashin nói.

    Nếu chương trình Standard có thể mang lại kết quả khả quan, các đơn vị thiết giáp của Lục quân Nga sẽ vẫn là một hạt nhân cứng rắn khiến NATO lo ngại.

    Moscow cũng chắc chắn sẽ nghiên cứu các công nghệ tiên tiến nhất để đánh bại tiêm kích F-35 của Mỹ.  Có lẽ, chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi người Nga tìm ra biện pháp đối phó với các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 như F-35.

    (Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-nghien-cuu-he-thong-ten-lua-moi-de-dan-mat-phuong-tay-a185490.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan