+Aa-
    Zalo

    Nga tăng gấp đôi doanh thu từ nhiên liệu sau 2 tháng xung đột ở Ukraine

    • DSPL
    ĐS&PL Nga đã tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán nhiên liệu cho EU trong 2 tháng xung đột ở Ukraine, hưởng lợi từ mức giá tăng vọt ngay cả khi khối lượng giảm.

    Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), Nga đã nhận được khoảng 62 tỷ euro từ công việc xuất khẩu dầu, khí đốt và than trong 2 tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. 

    Đối với EU, so với khoảng 140 tỷ euro tiền mua khí đốt của cả năm ngoái, việc khối này phải trả 44 tỷ euro trong 2 tháng qua tương đương mỗi tháng, EU tốn tới 12 tỷ euro cho tiền nhiên liệu.

    Các phát hiện này cho thấy Nga vẫn tiếp tục hưởng lợi từ sự kìm hãm nguồn cung năng lượng của châu Âu, ngay cả khi các chính phủ đã khẩn trương tìm cách ngăn cản Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng dầu và khí đốt như một vũ khí kinh tế.

    screen shot 2022 04 28 at 145813
    Nhà máy điện Lichterfelde ở Berlin, Đức. Ảnh: Reuters 

    Mặc dù xuất khẩu từ Nga đã giảm do xung đột và các lệnh trừng phạt, nhưng việc nước này chiếm ưu thế về nguồn cung cấp khí đốt đồng nghĩa với việc các nước phương Tây cắt nguồn cung từ Nga sẽ chỉ làm leo thang mức giá vốn đã cao do nguồn cung bị hạn chế khi các nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19. Theo số liệu của CREA, các chuyến hàng dầu thô từ Nga đến các cảng nước ngoài đã giảm 30% trong 3 tuần đầu tiên của tháng 4, so với thời điểm tháng 1 và tháng 2 trước khi xung đột nổ ra. 

    Nhưng mức giá cao hơn đối với dầu và khí đốt đồng nghĩa với việc doanh thu từ mặt hàng này, gần như trực tiếp chảy vào chính phủ Nga thông qua các công ty do nhà nước chi phối, đã tăng lên ngay cả khi các lệnh trừng phạt và hạn chế xuất khẩu có hiệu lực.

    The Guardian nhận định Nga đã đưa EU vào bẫy một cách hiệu quả, trong đó, việc áp đặt thêm các hạn chế chỉ khiến giá cả thăng cao, làm giảm doanh thu của khối này bất chấp đó là những nỗ lực tốt nhất của các chính phủ EU.

    Ông Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính của CREA, nhận xét: "Xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là động lực quan trọng đối với chính quyền Tổng thôgns Putin và nhiều quốc gia khác. Tiếp tục nhập khẩu năng lượng là lỗ hổng lớn trong các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tất cả những ai mua những nhiên liệu hóa thạch này đều đồng lõa với những hành vi do quân đội Nga thực hiện". 

    Trong những ngày gần đây, Nga đã cắt nguồn cung cấp nhiên liệu cho 2 quốc gia châu Âu đầu tiên là Ba Lan và Bulgaria. Động thái này đã gây ra sự phẫn nộ từ dư luận. 

    Dữ liệu của CREA cho thấy nhiều công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục hoạt động thương mại với Nga, bao gồm cả BP, Shell và ExxonMobil.

    Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất của Nga trong 2 tháng qua, bất chấp tuyên bố của chính phủ về việc hạn chế phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Nước này đã trả khoảng 9 tỷ euro cho nhiên liệu nhập khẩu từ Nga trong thời gian qua. Ý và Hà Lan cũng là những nhà nhập khẩu lớn, đã chi lần lượt khoảng 6,8 tỷ euro và 5,6 tỷ euro.

    Minh Hạnh (Theo The Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-tang-gap-doi-doanh-thu-tu-nhien-lieu-sau-2-thang-xung-dot-o-ukraine-a535736.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan