+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng nào đang mạnh nhất tại thị phần tín dụng?

    • DSPL
    ĐS&PL Cuộc đua gia tăng thị phần tín dụng đang diễn ra mạnh mẽ giữa các ngân hàng, trong đó, ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đang tỏ ra lấn lướt các ông lớn quốc doanh.

    Cuộc đua gia tăng thị phần tín dụng đang diễn ra mạnh mẽ giữa các ngân hàng, trong đó, ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đang tỏ ra lấn lướt các ông lớn quốc doanh.

    Miếng bánh thị phần tín dụng đang nghiêng về các ngân hàng tư nhân. Ảnh minh họa

    Thống kê dựa theo báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt trong 5 năm trở lại đây do Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thực hiện, thị phần tín dụng bình quân của các ngân hàng lần lượt là: BIDV 13,29%, Agribank 13,20%, Vietinbank 11,2%, Vietcombank 9,2%, Sacombank 4%, MB, Techcombank, VPBank và SHB cùng đạt 3,5%, ACB 3,4%, HDBank 2%, LienVietPost Bank 1,9%, TPBank 1,4%, SeABank 1,2%, Eximbank 1,1%.

    Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2016- 2020, ngành ngân hàng chứng kiến sự phát triển của các ngân hàng tư nhân về thị phần tín dụng.

    Tính đến năm 2020, 26 ngân hàng niêm yết tăng tổng thị phần tín dụng từ 65,4% cuối năm 2015 lên 71,3% năm 2020. Phần lớn thị phần gia tăng 5 năm qua thuộc về các ngân hàng thương mại tư nhân, trong khi thị phần tín dụng của các ngân hàng quốc doanh bị thu hẹp.

    Thị phần tín dụng được phân chia bởi hai nhóm, gồm nhóm ngân hàng nắm giữ trên 2% thị phần, nhóm còn lại có thị phần tín dụng trên 1%.

    Trong nhóm "big 4" đồng thời là nhóm ngân hàng cho vay lớn nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 5 năm của nhóm này dao động từ 11,7% đến 16,2%. Vietcombank là ngân hàng duy nhất đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình toàn ngành (16,2% so với 14,6%).

    Trong khi đó, thị phần của ngân hàng Vietinbank đã giảm đáng kể trong 5 năm qua do bị hạn chế bởi nền tảng vốn mỏng, tỷ lệ đòn bẩy cao, hiệu quả thấp và không đủ dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước.

    Agribank cũng bị mất thị phần tín dụng khi mà tỷ lệ CAR của ngân hàng, theo chuẩn Basel II, chỉ ở mức 6% trong năm 2020 và thị phần giảm so với mức đỉnh năm 2018.

    Nhìn chung, các ngân hàng quốc doanh đều đồng loạt giảm thị phần tín dụng trong 5 năm qua. Trừ Vietcombank là một ngoại lệ.

    Bản tin thị trường tiền tệ tuần từ 8 - 19/2/2021 của Chứng khoán SSI ghi nhận lãi suất hạ nhiệt trên liên ngân hàng.

    Sau Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước ngừng giao dịch mới trên thị trường mở, các khoản mua kỳ hạn trước đó dần đáo hạn, tổng cộng hút ròng 8.53 nghìn tỷ đồng trong tuần vừa qua.

    Lãi suất trên liên ngân hàng cũng nhanh chóng hạ nhiệt xuống mức 1.1%/năm (-117 điểm phần trăm) với kỳ hạn qua đêm và 1.21%/năm (-113 điểm phần trăm) với kỳ hạn 1 tuần.

    Lãi suất tiền gửi và cho vay không thay đổi trong tuần qua và dự kiến sẽ tiếp tục ổn định trong quý I/2021 khi sức cầu nền kinh tế vẫn khá yếu và dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-nao-dang-manh-nhat-tai-thi-phan-tin-dung-a357080.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan